Thượng Tá Của Tôi

Chương 52: Thượng Tá Của Tôi

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/4VQydWuR98

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Tại Tư không ngừng được cười, cô dùng hai tay che vết thương ở bụng, chỉ sợ vết thương bị rách ra.

“Chu Giác Sơn bảo cậu vẽ?”

Cô cười đến mức nước mắt cũng rơi xuống đất. Không biết người Myanmar có xem《Tây Du Ký》không, cái này đột nhiên khiến cô nhớ lại tập Tôn Ngộ Không ba lần đánh bạch cốt tinh — Tôn Ngộ Không vẽ một vòng tròn cho Đường Tăng, để phòng ngừa ông ấy bị bạch cốt tinh ăn thịt.

Thang Văn ngồi xổm ở dưới đất, vẽ xong đường cong cuối cùng.

“Không phải. Đoàn trưởng làm sao có thể hạ xuống loại chỉ thị này.”

Đoàn trưởng chỉ là giao phó hắn ta cách xa Du Tại Tư một chút. Thế nhưng Thang Văn tính qua, chiều rộng của căn phòng này khoảng bốn mét, trừ đi kích thước của cái giường, cho dù chỉ cách xa nửa mét thì hắn ta thật sự cũng chỉ có thể đứng ở dưới cầu thang bộ, trèo lên thang dây dạy học cho Du Tại Tư.

“Hai mét đủ xa chứ…”

Hắn ta cúi đầu lẩm bẩm.

Sau đó hắn ta đứng dậy, lại lấy ra từ trong balo nhỏ một quyển ngữ văn mượn của một đứa bé trong thôn, mở đến bài đầu tiên, nói về 33 phụ âm.

Thật ra, tiếng Myanmar là chữ biểu âm [1], tính chất quy luật cũng mạnh, chỉ cần nhớ kỹ nguyên âm, phụ âm và ký hiệu nguyên âm, rất nhanh có thể đọc lưu loát một bài báo hoàn toàn viết bằng chữ Myanmar. Thế nhưng có thể đọc được cũng không có nghĩa là hiểu được, hơn nữa tiếng Myanmar còn phụ thuộc vào ngữ hệ Hán – Tạng [2], số lượng từ ngữ vô cùng to lớn. Thang Văn dạy Tại Tư suốt một ngày, đến lúc hắn ta rời đi Tại Tư cũng chỉ nhớ được 33 phụ âm và một vài câu nói thường dùng.

[1] Chữ biểu âm (chữ tượng thanh): là hệ thống chữ viết mà trong đó mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm vị (đơn vị âm thanh nhỏ nhất của một ngôn ngữ) hay một âm tiết (âm thanh tạo thành từ một hoặc nhiều âm vị).

[2] Ngữ hệ Hán – Tạng: còn được gọi là Tạng (Tây Tạng) – Miến (Myanmar) hoặc Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm hơn 400 ngôn ngữ được sử dụng tại Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Hệ này chỉ đứng sau ngữ hệ Ấn – Âu về số lượng người nói bản ngữ.

“Min ga lar ma ne khin pa, chào buổi sáng.”

“Bạn có khỏe không? Ne kaung yet la.”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/thuong-ta-cua-toi/chuong-52-thuong-ta-cua-toi.html.]

“Sa pyi pyi la… là… ăn cơm chưa.”

Chập tối, thời gian bữa tối, ngoài cửa sổ trăng sáng trên đầu, tiếng ve kêu râm ran, trong phòng tia sáng đều tối lại. Tại Tư mượn một chút ánh trăng khiếm khuyết, vẫn tập trung tinh thần cầm sách ôn tập.

Mê Truyện Dịch

Khang tẩu nhìn Tại Tư, cười cười, giúp cô ấy dời đèn bàn trên bàn sách qua đây.

Thức ăn đặt ở trước mặt Tại Tư, nhưng Tại Tư cũng không hề động đũa. Khang tẩu ngồi ở mép giường, nhìn Tại Tư một lát, “Sa pyi pyi.”

(Ăn xong rồi.)

“No ‘Sa pyi pyi’. You ‘Sa pyi pyi’, I didn’t ‘Sa pyi pyi’.”

Tại Tư để sách xuống, vẻ mặt thành thật, dùng tiếng Anh đơn giản với vốn tiếng Myanmar sứt sẹo trả lời Khang tẩu. Khang tẩu cười, bà nghe hiểu, bà vỗ vỗ lưng Tại Tư, lấy sách trong tay Tại Tư, đặt cách xa một chút.

“Sa, sa.” (Ăn đi.)

Cơm cũng nhanh nguội, Khang tẩu thúc giục Tại Tư nhanh chóng ăn cơm, cô nghe lời gật đầu, cầm bát đũa ở trên bàn lên, dạo gần đây tài nấu nướng của Khang tẩu có tiến bộ, càng ngày càng hợp khẩu vị của người ngoại quốc là cô.

Dưới tầng, bên kia đường, mấy người đàn ông mặc quân phục lần lượt từ trong phòng họp tầng hai của nhà gạch màu đỏ chậm rãi bước ra.

Cơm của binh lính cũng đã sớm làm xong, để chiêu đãi binh lính bị thương và trong thôn cung cấp cho binh lính hỗ trợ, binh cấp dưỡng đã chuẩn bị mất hai ngày, tối nay làm thịt gà nấu nước cốt dừa [3], mì vớt [4], bánh tráng với cà ri bò [5]. Ở trong thôn này ngây người hơn nửa tháng, các sĩ quan và binh lính cùng ăn cùng ở, suốt ngày ăn chay, ăn thức ăn nhanh, đổi đi đổi lại, cũng coi là hiếm khi có thể ăn được một bữa ngon.

[3] Thịt gà nấu nước cốt dừa; [5] Bánh tráng với cà ri bò: hình ảnh ở cuối chương.

[4] Mì vớt (捞面): là một loại mì truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Cách làm: cho mì tươi vào nồi nước sôi nấu chín, sau đó phải tùy thời điểm rồi “vớt” (捞) mì vào trong bát (mùa hè có thể vớt mì ra sau đó ngâm vào bát nước lạnh), sau đó trộn với thức ăn kèm là ăn được (có thể cho thêm nước sốt). Một số loại thức ăn kèm với mì vớt là trứng gà xào cà chua, cần tây xào thịt, nộm dưa chuột, v.v… (Hình ảnh ở cuối chương)

Chu Giác Sơn dẫn một nhóm sĩ quan ngồi vào chỗ, anh vén tay áo lên, từ trong ống trúc lấy ra một đôi đũa, cúi đầu mới vừa ăn được hai miếng.

Bỗng nhiên, anh đứng dậy, thu dọn khay cơm một chút, bưng lên rồi đi ra khỏi lán trúc.

Phùng liên trưởng và Thang Văn liếc mắt nhìn nhau, vẻ mặt hai người như đang trong mộng.

Bạn cần đăng nhập để bình luận