Chu Giác Sơn trong nháy mắt khép lại máy tính xách tay.
Xin lỗi, anh không phải cố ý nhìn lén.
Người trong hình ảnh không hề phát hiện, tự nhiên tắt đèn đi ngủ.
Một bàn tay Chu Giác Sơn đè lên máy vi tính, ánh mắt anh nhìn chằm chằm vào mặt bàn, trong đầu càng không ngừng hiện ra hình ảnh vừa nãy trong máy vi tính… Anh vội vàng cởi ra cúc cổ áo sơ mi, mở bao t.h.u.ố.c lá trên bàn, rút ra một điếu thuốc ngậm vào miệng, tính toán tốt thời gian, mới lại một lần nữa mở máy vi tính.
Hình ảnh theo dõi đã biến thành màu đen, trong phòng không một tiếng động, chứng minh người phụ nữ kia đã ngủ, anh lùi lại thời điểm năm phút trước, nhấn hai lần phím bên trái, phóng to sơ đồ phác thảo mà Tại Tư vẽ xuống.
7 giờ 25 phút tối…
Chùa miếu…
Ngồi thuyền…
“CMN.” Nói một đằng làm một nẻo, anh biết ngay người phụ nữ này không yên phận được mấy ngày mà.
Mê Truyện Dịch
Suy nghĩ ý xấu cả đêm.
Ngày hôm sau, sáng sớm, lễ hội Ánh sáng đã đến, tất cả các căn nhà trong thôn trại đều giăng đèn kết hoa, căn phòng và sân nhỏ cũng đều được dọn dẹp sạch sẽ, trên đường phố không nhiễm một hạt bụi, những người già khéo tay bện đèn lồng trúc, quần áo giản dị gọn gàng, phụ nữ và trẻ em trong thôn cùng nhau đến ven sông ở cửa thôn để tắm rửa, tẩy sạch bụi đất trên người, mặc lên những bộ lung cơ [1] mới làm.
[1] Lung cơ (Longchy): là trang phục truyền thống của Myanmar, lung cơ thường dùng để chỉ trang phục truyền thống dành cho nam giới, tuy nhiên cũng có thể dùng lung cơ để chỉ chung cho trang phục truyền thống của cả nam và nữ. Hình ảnh ở cuối chương.
Trong ấn tượng, sinh hoạt của người Đông Nam Á chủ yếu đều là như vậy, yên lặng thong thả, cho dù nghèo khổ hay giàu có, trên mặt lúc nào cũng có thể lộ vẻ tươi cười, tận hưởng từng chút một trong cuộc sống.
Tại Tư như cũ ngồi ở cửa.
Cô nâng má, ngồi ở bậc cửa thật cao, lẳng lặng nhìn đường phố xa xa, chỉ chốc lát sau, lại cúi đầu ôm gối, nghiêm túc quan sát có con kiến nào lạc đàn đi ngang qua bên cạnh mình không.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/thuong-ta-cua-toi/chuong-31-thuong-ta-cua-toi.html.]
…
“Tiểu thư, tôi mới làm cho cô một bộ đặc mẫn [2] mới, cô mặc vào thử xem, nhất định sẽ rất đẹp!” Lúc xế trưa, Khang tẩu từ trong nhà đi tới, cười khanh khách nhìn chằm chằm cô.
[2] Đặc mẫn (Thummy): là trang phục truyền thống của nữ giới ở Myanmar. Hình ảnh ở cuối chương.
“Đặc mẫn” trong miệng Khang tẩu ở Myanmar cũng gọi là lung cơ, ở một số quốc gia Đông Nam Á khác còn gọi là xà rông, là một loại trang phục truyền thống phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á và một số địa phương khác.
Tại Tư hơi ngẩn ra, không có phản ứng lại, Khang tẩu không nói gì liền kéo Tại Tư, kéo cô đến cầu thang, lại một đường đẩy lên phòng ngủ trên tầng hai.
Trên giường trải một cái áo ngắn vạt chéo [3] màu trắng sữa, một mảnh vải tơ tằm cùng màu được chế tác khéo léo treo trên giá treo quần áo, tơ tằm mềm mại, mặt ngoài trơn nhẵn còn thêu một tầng hoa văn sóng nước màu trắng nhạt.
[3] Áo ngắn vạt chéo: hình ảnh ở cuối chương.
Kỹ thuật thêu thùa khó có được, tinh xảo hoàn mỹ, cao quý mà không lộ liễu, các đường thêu hoa văn màu trắng cố tình ẩn giấu không có chút tỳ vết, phần lớn diện tích mặt ngoài sử dụng châm pháp thi kim [4] và trạc sa [5], cực kỳ giống hàng thêu Hồ Nam trong nước. Các góc bên và viền mảnh vải đều dùng kim nhỏ phác họa lá và hoa mẫu đơn đỏ [6], trang nhã, nhiệt huyết, nếu như cô nhớ không lầm thì đây là quốc hoa của Myanmar…
[4] Thi kim: là một trong những châm pháp truyền thống của Trung Quốc. Là một loại sâm châm của gấm Tô Châu. Thích hợp dùng để thêu người, động vật và chim muông.
[5] Trạc sa: là một trong những châm pháp thêu cơ bản của Trung Quốc, chủ yếu dùng cho gấm Tô Châu. Thích hợp dùng để thêu vỏ chăn, tấm thảm và quần áo nhân vật trong bức thêu.
([4] Thi kim và [5] Trạc sa: t có tra baidu nhưng nhiều từ khó hiểu quá nên t chỉ giải thích chung chung thôi)
[6] Hoa mẫu đơn đỏ (Ixora chinensis Lam): còn có tên gọi khác là hoa trang đỏ hoặc hoa long thuyền, có nguồn gốc ở khu vực miền nam Trung Quốc và Malaysia, tuy nhiên khi t tìm hiểu thì nó không phải là quốc hoa của Myanmar. (Chắc do tác giả viết theo baidu nên có sự nhầm lẫn)
Tại Tư hơi ngạc nhiên quay đầu lại, “Khang tẩu, đây là dì làm sao?”
Sinh sống ở bản địa hơn một tháng, Tại Tư rất rõ ràng, đặc mẫn mà phụ nữ Myanmar thường mặc chủ yếu đều là một mảnh vải bố thuần sắc hoặc vải hoa, vải vóc thường xuyên phai màu, hoàn toàn không có y phục như thế này.
Hơn nữa… từng đường thêu phức tạp tinh tế, vừa cầu kỳ lại vừa tinh xảo, thái độ làm người của Khang tẩu lại đại lạt lạt [7], nhận thức mơ hồ, không hiểu sao Tại Tư luôn cảm thấy bộ đặc mẫn này không phải do Khang tẩu làm ra.