Lặn Ngọc
Chương 16
Ngư dân trên đảo, dân lặn ngọc, hầu như đều có mặt.
Tiếng trống vang trời, tế Hải thần, trước phải đốt hương, đốt sớ điệp, để "hành văn thư".
Hành xong văn thư phải đáp lễ u hồn, tàn nhẫn đẩy súc vật sống xuống biển, nhìn chúng bị sóng gió cuốn xuống đáy biển.
Ta rốt cuộc hiểu vì sao Hàn Sơn Ngọc nói cảnh tế biển, không thích hợp trẻ con.
Tiếng kêu của trâu dê kia, trong chốc lát thậm chí còn lấn át cả tiếng trống, thê thảm cùng cực.
Gia Nương che mắt ta lại.
Nàng ấy giống Hàn Sơn Ngọc, luôn xem ta là trẻ con, vô thức muốn che chở.
Ta tuy kinh ngạc, nhưng cũng không quá sợ hãi.
Bởi vì ta từng nghe cha và người trong tộc nói, tế biển ở Lĩnh Nam đạo sớm nhất trước kia, là tuẫn táng người.
Mà phần lớn dùng nô lệ xuất thân dân Đản.
Dùng súc vật đáp lễ u hồn, thay thế tuẫn táng người, đã là cho chúng ta một đường sống.
Bước cuối cùng của tế biển Trường Sa Dữ, là dựng "Thái Bình phường".
Cái gọi là Thái Bình phường, là một tấm ván quan tài nặng nề, đội tên Thái Bình, là hy vọng mỗi ngư dân ra biển, đều có thể bình an trở về, có nơi an nghỉ cuối cùng được vùi thân xuống đất.
Sau khi mọi việc kết thúc, Hàn Sơn Ngọc sẽ dẫn đầu mọi người, hành lễ quỳ lạy trước biển.
Gia chủ Hàn gia, nơi đến đều phòng thủ nghiêm ngặt, hiện trường còn có Tứ gia trấn giữ, trước nay chưa từng xảy ra sự cố.
Nhưng ngày đó lúc quay về, trong đám người một trận xôn xao, xen lẫn tiếng chửi bới gào thét, như có người đánh nhau.
Sự chú ý của mọi người tạm thời bị chuyển hướng, một ngư dân đứng bên cạnh, đột nhiên thừa lúc thị vệ không đề phòng, rút đao dài xông về phía Hàn Sơn Ngọc!
Chuyện xảy ra rất nhanh, người đó lại như biết võ công, trước khi Hàn Tráng kịp phản ứng, ta ở gần Hàn Sơn Ngọc nhất, sợ đến mất tiếng kêu, vô thức che chắn trước mặt chàng.
Bên tai là một tiếng gọi gấp: "A Bảo!"