Người Mang Bóng Chạ

6

Trời đổ mưa phùn, không nặng hạt, nhưng dai dẳng như tiếng thở dài của đất. Linh bước ngang qua cổng đình làng, mỗi bước chân là một lần tim cô chùng xuống như thể đang đi vào một vùng đất không còn người, chỉ còn tiếng gió là quen thuộc. Không ai chặn cô, cũng không ai nhìn, cái cách mà dân làng quay mặt đi không phải né tránh, mà như thể cô đã hòa tan vào không khí lờ mờ, nhòe nhoẹt, không còn rõ hình.

Cô ôm chặt chiếc hộp gỗ cũ, vẫn còn vết móng tay của bà Nhạn in bên thành nắp. Trong hộp là mảnh bùa cổ đã khô cứng lại, mùi tro, mùi trầm, mùi máu cũ... bện chặt. Cửa đình mở, Trưởng làng K’Hiếu đã đứng đó từ trước, lặng lẽ như một gốc gỗ mục vẫn còn bám rễ sau mấy chục mùa rừng cháy.

Ông không nói g, chỉ nhìn, nhìn rất lâu, ánh mắt không ghét bỏ, không phẫn nộ, nhưng cũng không hẳn là nhận ra.

- Con muốn xem sổ thờ.-

- Linh nói, giọng khô như mảnh giấy để quá lâu dưới gió.

Ông K’Hiếu không đáp, cái đầu ông nghiêng nghiêng như đang cân đong thứ gì đó nặng hơn cả lời nói, rồi ông cất giọng trầm như tiếng chiêng đánh giữa lòng đất.

- Mày mang mặt của nó… Nhưng giọng thì không phải, mày có thể lừa người, lừa gương… nhưng không lừa được tiếng vọng trong lễ rừng.-

Ông bước vào trong, khi trở lại, tay ông cầm không phải sổ thờ, mà là một tấm chiếu đất đỏ cũ kỹ, những nét vẽ bằng than non còn hằn rõ như vừa được ai đè tay tô lại. Hai đứa trẻ chồng bóng lên nhau một đứa chìm nửa chân trong vệt nước loang, đứa còn lại, đứng khô khốc giữa một vòng tro cháy.

- Lễ xưa không có ‘xóa tên, chỉ có ‘chia chạ’, không chia đủ, thì người đi… còn bóng ở lại.-

Linh cúi nhìn tấm chiếu, trong đầu cô, ký ức bỗng nổ lên như sấm đập vào óc, mùi khói năm đó, mùi thịt cháy, tiếng hét của mẹ, tiếng bà Nhạn hét lên.

- Không được! Nó còn thở!-

Cô siết chặt hộp gỗ.

- Nếu con là giả... sao con giữ được dấu vật của má? Sao máu con lại có vết nhớ mà người thường không nhớ được?-

Ông K’Hiếu không đáp, ông quay ra cửa đình, môi mấp máy, ông gọi nhưng không phải tên cô, một cái tên lạ, và rồi người đó bước vào. Một đứa con gái mảnh dẻ, chân trần dính bùn đỏ, đầu cúi thấp, nhưng dáng đi... quen một cách lạ lùng. Khi cô ta ngẩng đầu, Linh suýt thở không ra hơi. Mặt cô ta y như cô, nhưng mắt trái hơi kéo xếch, như từng bị rạch rồi khâu lại bằng chỉ gai.

Cô gái ấy đứng trước bàn đình, nói từng chữ như kéo ra từ một cơn ngủ sâu chưa tỉnh.

- Tôi cũng là Linh. Tôi không nhớ gì trước năm bảy tuổi, nhưng từ lúc mở mắt... tôi biết có ai đó sống giùm tôi.

Linh lùi lại, chân vấp phải mép chiếu, tim đập dồn, mồ hôi lạnh rịn ra ở gáy, dù bên ngoài mưa cứ đều đặn rơi.-

- Không! Không phải! Tao là tao!-

Cô rút bùa ra, đập mạnh hộp gỗ xuống bàn. Tiếng hộp vang lên khô khốc, như tiếng gáo chạm vào vách mộ rỗng. Nhưng cô gái kia không lùi, cô ấy đưa tay ra chạm nhẹ vào mép bàn chỉ một chút xíu mà máu từ đầu ngón đã rỉ ra.

Trưởng làng K’Hiếu nhắm mắt, chậm rãi lẩm bẩm như đọc một câu hương cổ.

- Một thân, hai chạ, lễ chia chưa đủ, một trong hai... phải rời bóng.-

Hai người đối mặt. Không nói gì, chỉ ánh mắt như hai cái gương chĩa vào nhau, phản chiếu không ngừng, rồi mờ dần, rồi biến dạng, rồi... cùng lúc, họ cất tiếng.

- Tôi là thật.-

Nhưng tiếng nói không phát ra cùng một chỗ. Một giọng vang từ chính giữa gian đình, còn một giọng khác từ góc đình, nơi cột gỗ đã sùi mối, nơi đám tro năm xưa từng vùi xác một ai đó không kịp gọi tên. Và chính lúc ấy Linh rùng mình, giọng thứ hai... lại giống giọng cô hơn chính cô hiện tại.

Tại phiên xử, Tiếng mõ vang lên ba nhịp đều tay một nhịp lặng kéo dài rồi lại ba nhịp nữa. Trưởng làng K’Hiếu gõ từng tiếng như đinh đóng xuống mộ đất, cả làng nghe, và cả làng kéo đến. Trời đã tối, nhưng sân đình rực lên ánh sáng từ những bó đuốc buộc bằng bẹ dừa khô. Ánh lửa không làm ấm chỉ làm mặt người loang loáng như da cá chết. Từng người, từng người một, bước vào sân với cái dấu xoắn ốc đỏ vẽ trên trán. Không ai hỏi, không ai cười, họ chỉ nhìn không phải nhìn Linh mà nhìn qua cô, như thể cô chỉ là cái vỏ trống giữa hai cặp mắt biết sợ. Không ai cầm dây, không ai cầm gậy, nhưng Linh vẫn phải đi. Tập tục xưa nói: “Kẻ bị kết tội phải tự mình đi giữa vòng người, thì lễ mới hiệu nghiệm.”

Mắt cô đảo quanh đâu đâu cũng là mặt người quen cũ: có bà Sáu từng bế cô đi tắm sông, có ông Lâm từng bẻ giò gà cho cô ăn đêm giao thừa, nhưng giờ họ đứng đó lặng, đông như cây bắp già, không gió cũng không lay. Ở giữa sân là vòng muối xoắn ốc mới vẽ chiều nay, muối còn tươi, trắng rộp, cắt vào mắt nhìn như lưỡi dao giấu trong cát.

Người kia đã ở đó bản sao của cô ngồi thụp bên mép vòng, mặt cúi, hai tay đặt hờ lên gối như chờ lệnh. Bên cạnh là chiếc gương đồng cũ, sạm màu như cái nia đã phơi nắng quá trưa. Linh bước vào vòng, không ai chỉ đường, nhưng chân cô như biết phải đi đến đâu.

Khi cả hai cùng đứng trong vòng, trưởng làng cất giọng không to, nhưng từng chữ như nện xuống nền đất.

Đêm nay là đêm định danh.

- Không phải để phán xử đúng sai mà để giữ tên cho người - và tách chạ khỏi làng.-

Ông ra hiệu, một người mang tới ba vật - đặt giữa vòng xoắn.

Chiếc trống đất mặt trống là da rừng, bên trong nhét lông gà trống chết đúng ngày mùng bảy tháng bảy.

Một bình tro nguội tro từ lễ đốt tên, chỉ chuyển màu khi nghe đúng tiếng gọi.

Một con dao lễ cán đồng, lưỡi dài chưa tới gang tay nhưng đủ để rạch bóng nếu chạ nhập.

Trưởng làng nhìn cả hai, rồi nhìn lên trời.

- Không ai biết ai là thật, nhưng ai giữ được giọng má mình thì mới là người.-

Gió bắt đầu nổi lên, Linh run, không vì lạnh mà vì cái cảm giác bị lột từng lớp da ký ức trước mắt bao người. Bản sao của cô vẫn im, như khúc gỗ mốc nằm chờ mùa mưa.

- Kêu tên mẹ ba lần.-

Ông K’Hiếu nói.

- Nếu tro không đổi màu thì tiếng gọi không có gốc, mà không có gốc là tên mượn, mà tên mượn thì người cũng không thật.-

Linh hít một hơi dài, tim cô như bị treo lên móc sắt, mỗi nhịp đập là một giật rách.

- Má Mùi… Má Mùi ơi…-

Giọng cô vỡ ra như nước tràn từ mái rạ, bình tro im, không nhúc nhích.

- Má Mùi ơi… Má ơi con đây!-

Bạn cần đăng nhập để bình luận