Người đàn bà kia không chỉ vung tay đánh tôi, mà còn cố ý đổ tro cốt của chồng tôi ra sàn.
Tôi yêu cầu được đưa đi bệnh viện kiểm tra, điều trị.
Đồng thời căn cứ vào thu nhập trung bình mỗi ngày, tôi yêu cầu bồi thường tổn thất lao động, chi phí chăm sóc, đi lại, dinh dưỡng…
Chiếc bình sứ đựng tro cốt là đồ gia truyền, mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt, không thể định giá bằng tiền.
Tôi cung cấp cả ảnh trắng đen chụp ông nội tôi lúc nhỏ từng ôm cái bình đó.
Cùng với ghi chép từ gia phả dòng họ.
Ngoài ra, hành vi cố tình làm đổ tro cốt, thái độ ngang ngược còn gây tổn thương nặng nề cho tôi về mặt tinh thần.
Tôi yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần.
Tính tổng lại — bà ta cần bồi thường cho tôi gần hai trăm nghìn.
Vừa khéo bằng đúng số tiền tôi từng bỏ ra giúp bà ta chữa bệnh, cộng với khoản Hứa Tri Sơn từng “bồi thường riêng” mười vạn cho bà ta.
À mà quên mất chưa nói — tổ tiên nhà tôi vốn làm nghề nung gốm.
Dưới nền căn nhà cũ ở quê còn chôn mấy trăm cái bình Thanh Hoa lỗi mẻ.
Tôi chỉ chọn một cái… nhìn vừa đủ “đẹp”.
Tro cốt của Hứa Tri Sơn, tôi dùng máy hút bụi hút sạch.
Phần vụn to thì lấy chổi quét gom lại, đổ vào thùng rác.
Tất cả… cuối cùng cũng khép lại.
—
Một năm sau.
Tôi sang New York để thực hiện ca phẫu thuật lần hai ở xương bả vai.
Trong lúc ngồi chờ chuyến bay về tại phòng chờ sân bay, không ngờ lại gặp tên bạn chí cốt ngày xưa của Hứa Tri Sơn — Từ Gia Huy.
Hắn được công ty cử sang để bảo trì thiết bị, tình cờ bay cùng chuyến với tôi.
Thấy tôi, hắn liền phấn khởi chạy tới chào hỏi.
Tôi chỉ lạnh nhạt đáp lại, thái độ không quá nhiệt tình cũng chẳng hờ hững.
Hắn thao thao bất tuyệt.
Cuối cùng, lại nhắc đến chuyện của Tô Diểu.
Hắn nói, con trai của Tô Diểu sau 9 tháng chào đời, đã dần dần lộ ra các đặc điểm của hội chứng Down.
Hiện tại cô ta đang dắt con chạy khắp nơi tìm thầy chữa bệnh.
Tôi sững người.
“Không phải đã làm xét nghiệm DNA không xâm lấn ở Hồng Kông rồi sao?”
Từ Gia Huy thở dài, giọng đầy thương hại:
“Loại xét nghiệm đó cũng không chính xác tuyệt đối đâu. Xem như cô ta xui xẻo thôi.”
“Mẹ cô ta thì cứ bắt cô ta vứt bỏ đứa bé đi, Tô Diểu không nỡ, thế là hai mẹ con cãi nhau to, đến mức đoạn tuyệt luôn quan hệ. Bà già ấy giờ lại quay về làm giúp việc. Nhưng sống sung sướng hai năm rồi, bây giờ gặp chủ nhà nào cũng chê bai, nói này nói nọ, bị đuổi không biết bao nhiêu lần rồi.”
Hắn vẫn tiếp tục lảm nhảm kể chuyện.
Tôi ngắt lời, mỉm cười:
“Nghe ra thì hình như anh quan tâm Tô Diểu lắm đấy. Vậy sao không theo đuổi luôn đi?”
Khóe môi Từ Gia Huy giật giật, vẻ mặt như tiếc nuối:
“Nhà tôi có bà vợ dữ như cọp mẹ, tính khí chẳng hiền như cô đâu. Nếu tôi mà dám léng phéng bên ngoài, bà ấy có thể lật tung cả cái nhà lên mất.”
Cũng phải.
Tôi khẽ gật đầu, tỏ vẻ tán đồng.
…
Thời gian thấm thoắt trôi qua, vài năm đã vèo một cái mà qua đi.
Con trai tôi sau khi lấy bằng thạc sĩ đã đính hôn với cô bạn gái ngành Luật mà nó từng theo đuổi năm nào.
Tiệc đính hôn kết thúc, tôi không để tài xế đưa về.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/moi-nguoi-deu-phai-ganh-lay-nhan-qua-cua-chinh-minh/chuong-11-het.html.]
Chỉ nói muốn đi dạo một chút.
Có lẽ do có chút men trong người, đầu óc tôi hôm đó có phần rối loạn.
Ký ức cũ cứ chập chờn hiện lên rồi tan biến.
Thật sự là… mình già rồi.
Dạo gần đây cứ hay lục lại chuyện cũ.
Cũng có thể vì mấy hôm trước nghe người ta nói về mẹ của Tô Diểu nên trong lòng dấy lên nhiều suy nghĩ.
Một người bạn lúc trò chuyện có nhắc đến bà ta — biết bà ta từng làm giúp việc cho nhà tôi nhiều năm nên nói với tôi nhiều hơn vài câu.
Nghe nói, trong lúc làm bảo mẫu ở một gia đình nọ, bà ta bị bà chủ bắt quả tang đang trần truồng gian díu với ông chồng nhà người ta.
Bị đuổi ra ngoài không mảnh vải che thân.
Tiếng xấu lan nhanh, chẳng còn ai dám thuê nữa.
Dù có ai không biết mà thuê, thì cũng chẳng bao lâu sau bị người khác lôi chuyện cũ ra bêu riếu.
Cuối cùng, bà ta buông xuôi tất cả.
Dựa vào việc nhảy quảng trường, kết bạn với mấy ông già đơn độc.
Nay sống ở nhà ông này ba tháng, mai ở nhờ nhà ông kia nửa năm.
Cứ thế, thành “bông hoa giao tiếp” nổi tiếng nhất hội quảng trường.
Ký ức vẫn còn cuộn trào trong đầu.
Tôi đi ngang qua công viên, vô tình thấy Tô Diểu đang ngồi bán đồ chơi cho trẻ em.
Bên cạnh cô ta là một cậu bé đang ngây ngô giơ quả bóng bay hoạt hình, cười rất hồn nhiên.
Tôi bước lại gần.
Mấy năm không gặp, gương mặt Tô Diểu đã thay đổi nhiều — tiều tụy và già dặn đi, nhưng nhìn kỹ thì vẫn còn nét đẹp vốn có.
Cô ta tưởng tôi đến mua đồ chơi:
“Cô muốn mua gì? Giá tôi bán bằng trên mạng, rẻ lắm.”
Ngẩng đầu nhìn thấy tôi, cô ta thoáng khựng lại.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Rồi cười nhạt châm chọc:
“Sao? Tới đây cười trên nỗi đau của tôi à?”
Tôi hỏi:
“Tiền của Hứa Tri Sơn cô nhận không ít, tôi không tin cô không giấu đi phần nào.”
“Còn đống quần áo, túi xách hàng hiệu hắn tặng, bán trên mấy trang đồ cũ cũng ra khối tiền.”
“Sao giờ lại phải ngồi vỉa hè bán hàng?”
Tôi thực lòng thấy khó hiểu.
Cô ta cúi đầu nhìn đứa trẻ bên cạnh mình, ánh mắt đau buồn, môi mấp máy — nhưng không nói được lời nào.
Tôi hiểu ra.
Chắc tất cả đã dồn cho đứa con kia rồi.
Dù gì… đó là đứa con duy nhất mà cô ta có được trong đời này.
“Tôi không làm phiền cô buôn bán nữa. Tôi đi đây.”
Tôi quay người rời khỏi gian hàng nhỏ ấy.
Mỗi người đều phải gánh lấy nhân quả của chính mình.
Đây là chuyện do chính cô ta gây ra.
Cũng chỉ có thể tự mình gánh lấy hậu quả.
Tôi không thấy chút gì gọi là áy náy.
Đời còn dài, đường ai nấy đi.
Từ nay, không còn gặp lại.
Hết.