Về đến nhà, bố mẹ tôi vẫn chưa hiểu chuyện:
“Kiến Bách đối xử với con tốt lắm mà? Sao lại thế?”
Phải, rất tốt.
Năm ngoái, tôi bị đứt chân khi gặt lúa mì.
Không có thuốc.
Diệp Kiến Bách nghe theo lời dân quê, đi tìm mạng nhện đắp vết thương, suýt nữa bị rắn cắn.
Anh ta xót tôi đến lộ rõ cả trên mặt, như thể chỉ mong mình chịu đau thay tôi.
Sự việc rùm beng đến mức cả làng đều nghĩ tôi với anh ta sắp thành đôi.
Giờ hai đứa trở mặt, nửa cái làng kéo nhau ra hóng.
Nghe nói tôi đêm nào cũng thức trắng, họ bảo tôi bị "đá" nên phát điên rồi.
Tôi đi mượn sách, Diệp Kiến Bách dựa vào quan hệ với trưởng ban thanh niên trí thức, nói ai giúp tôi là chống lại anh ta, bảo tôi vì giận mà lãng phí tài nguyên quốc gia.
Mọi người đều cười:
“Con gái quê mà cũng đòi thi đại học? Mơ mộng đến điên rồi.”
Mẹ tôi khuyên nhủ:
“Đừng giận dỗi với Kiến Bách nữa. Không chỉ làng mình, cả huyện chưa chắc kiếm được ai đậu đại học đâu!”
Thầy giáo trường làng cũng bảo:
“Hương Hương à, không phải thầy không cho mượn sách. Thi đại học đâu phải học vài hôm là thi được. Văn, toán, rồi còn cái môn tiếng Anh đáng sợ nữa… Em có vào phòng thi cũng không kịp chép bài!”
Bố mẹ tôi thở dài:
“Thôi thì chấp nhận số phận đi, Hương Hương à. Mình sinh ra đã là người quê, khó mà thoát khỏi cái vỏ đó.”
Chỉ có Lộ Sơn Tuyết – người nửa đêm âm thầm mang sách đến – là không nói gì.
Cô đưa tôi hai cuốn sách cũ, sờn mép.
Tôi hỏi:
“Không về thành phố thi à?”
“Nhà tôi chỉ có một phòng. Anh tôi cưới vợ, năm người chen nhau. Mẹ tôi bảo tôi đừng về, có trợ cấp là được rồi.”
Tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc méo mó của cô.
Kiếp trước, cô ấy không về thành phố, ban thanh niên nói đã sắp xếp việc cho cô ở huyện. Nhưng chưa đầy hai tháng, cô trở về với vết thương khắp người.
Chỉ cần chạm vào là cô gào lên.
Sau này cô phát điên, bị một gã què trong làng cưới về. Hôn nhân chỉ là chuỗi ngày bị đánh đập.
Cô thường trốn trong đống rơm nhà tôi.
Tôi mang thai lớn bị lũ trẻ con ném bùn, cô ra đuổi, bị đánh sưng đầu mà vẫn che chắn cho tôi.
Tôi nhìn cô gái gầy gò xanh xao trước mặt.
“Người ta nói tôi định thi đại học là điên. Chị thấy sao?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/toi-sinh-con-trong-co-doc-chong-bo-di-cuoi-vo-moi/3.html.]
Lộ Sơn Tuyết thoáng cười khổ.
Tôi mỉm cười:
“Vậy… có muốn cùng điên không?”
—---
Thi đại học đâu phải dễ. Không có thầy, chẳng có sách.
Thanh niên trí thức thấy tôi đều cười mỉa:
“Ồ, cô sinh viên lại đi làm ruộng à?”
Dân làng cũng cười:
“Họ cá nhau xem cô được mấy điểm đấy. Môn nào được 10 điểm là ăn mừng to rồi!”
Lộ Sơn Tuyết đỏ bừng mặt, ấp úng cãi:
“Hương Hương thông minh lắm!”
“Ồ ồ, vậy thì cược 20 điểm! Thêm 1 điểm, nhà tôi bao rau nhà cô cả năm!”
“Thêm 1 điểm, nhà tôi bao gạo!”
Tiếng cười vang dội.
Tôi cũng cười:
“Nhớ đấy nhé. Cảm ơn mọi người.”
Họ đâu biết rằng, kiếp trước vì Diệp Kiến Bách “chết đúng lúc”, tôi dồn hết thời gian vào ôn thi, gần như thuộc từng nét chữ, từng dấu chấm trong đề năm đó.
Nhà không ủng hộ, tôi với Lộ Sơn Tuyết ban ngày đi làm, ban đêm học bài.
Ở nhà tôi được ăn khá hơn, Lộ Sơn Tuyết dần có da có thịt, gương mặt trở nên thanh tú.
Anh trai tôi bắt đầu để ý rửa mặt, ăn mặc, còn hay để phần cơm phần đồ ăn lại.
Một tối nọ, khi tôi và Sơn Tuyết đang học, anh mang đến một đĩa sơn tra vàng ruộm, rửa sạch sẽ.
Lộ Sơn Tuyết đỏ mặt.
Tôi giữ tay cô lại, đóng cửa:
“Chị Sơn Tuyết, mấy trái sơn tra này mọc sẵn trong núi, năm nào cũng chín vàng. Anh em hai chục năm chưa từng hái cho bố mẹ quả nào.
Giờ lại hái cho chị, ý anh là gì chắc chị hiểu.
Nhưng sau này… đừng vì chút quan tâm mà cảm động. Việc anh ấy làm được, em cũng làm được. Cho ba hào, bọn trẻ con trong làng sẽ hái cho chị cả rổ.”
“Chúng ta phải học thật giỏi. Sau này chị sẽ biết, bên ngoài dãy núi này còn có đủ loại sơn tra, trái to, vị ngọt hơn nhiều. Đến lúc đó, nếu chị vẫn còn thích thứ sơn tra dại này, thì hãy ăn tiếp nhé.”
Sơn Tuyết hơi sững lại.
“Chị chỉ là… từ trước đến nay chưa từng có ai…”
Cô khẽ trấn tĩnh, rồi thu tay về, không lấy trái cây nữa.
Dầu đèn làm từ cỏ bấc, cháy khét, cay xè cả mắt.
Ngày nào mắt cũng đỏ hoe.