Phương Tuấn Khanh đứng đó, nhìn thê tử cắn môi đến bật máu, đôi mắt hoe đỏ không dám rơi lệ, lòng ông như bị ai bóp nghẹn, từng thớ thịt đều thắt lại. Ông biết rõ, bà chưa từng trách ông một lời, nhưng chính sự im lặng ấy lại khiến ông thấy mình tội lỗi hơn bất cứ lời oán than nào.
Lý Đoan Ngọc, vợ ông — nhỏ hơn ông ba tuổi, là con nhà thư hương Giang Nam, dáng vẻ đoan trang, tính tình hiền hậu, từ nhỏ đã đọc thi thư lễ nghĩa. Sau này ra công tác, được phân vào cơ quan văn hóa địa phương, tuy không cao chức trọng quyền, nhưng cũng xem như có chút thể diện trong xã hội. Vợ chồng đồng tâm, con cái đứa nào cũng hiếu học ngoan ngoãn, chỉ có cô con út thể nhược nhiều bệnh, còn lại đều không khiến ông bà phải bận lòng. Nhà tuy không giàu có, nhưng hòa thuận êm ấm, có tiếng là một gia đình gương mẫu trong đơn vị. Cũng chính vì cuộc sống trôi qua nhẹ nhàng , vợ ông nhìn trẻ hơn rất nhiều so với những người đồng niên .
Ấy vậy mà chỉ trong chưa đầy một tháng, từ ngày cái tên ông bị đưa vào danh sách “xét duyệt tư tưởng”, bao nhiêu sóng gió đột nhiên ập tới, khiến người đàn bà xưa nay vốn dịu dàng như nước cũng tiều tụy thấy rõ. Gò má bà đã hóp lại, quầng mắt thâm sâu, tóc mai điểm bạc — tất cả đều vì ông mà ra. Nhìn bà như vậy, lòng ông như bị d.a.o cắt.
Giá như… năm ấy ông đừng tham gia vào báo cáo đó .
Khi ấy, ông mới ngoài ba mươi, khí huyết phương cương, dốc lòng mong muốn bảo vệ cội nguồn đạo học, chống lại những luồng tư tưởng lệch lạc đang âm thầm trỗi dậy. Bài báo cáo ấy từng được giới trí thức tán thưởng, từng là niềm kiêu hãnh lớn nhất của ông.
Nhưng ai ngờ, nay lại trở thành tang chứng buộc tội “duy tâm phản động”, bị liệt vào danh sách phải thanh lọc. Hồ sơ đã được gửi lên Uỷ ban Cách mạng , từng chữ từng câu trong bài viết cũ giờ thành lưỡi d.a.o treo lơ lửng trên đầu cả gia đình.
Đến lúc này, Phương Tuấn Khanh mới thực sự cảm nhận được: cái giá cho một lý tưởng, đôi khi không chỉ là sự nghiệp, mà còn là tự do, là danh dự, là an nguy của cả những người ông thương yêu nhất.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/co-em-gai-om-yeu-hai-anh-trai-khong-dam-lay-vo/6.html.]
Vợ con ông , họ có tội gì đâu ? Có chăng chỉ là vì ông mà bị đưa vào diện có liên hệ , bị giám sát , bị hạn chế quyền lợi , đáng sợ nhất là họ sẽ bị đưa đi lao động cải tạo tập thể theo diện “giám sát giáo dục” tại nông thôn, theo ông .
Lý Đoan Ngọc, dù lòng đang loạn như tơ vò, vẫn ép mình phải bình tĩnh. Bà biết, lúc này, người đang gánh cả gia đình trên vai không ai khác ngoài chồng bà. Khóc cũng chẳng thể đổi được gì, oán trách cũng chỉ khiến ông thêm khổ sở. Vậy nên, bà nuốt nước mắt ngược vào trong, cố gắng nở một nụ cười dịu nhẹ, rồi khẽ hỏi:
“Vậy… Dạng Dạng, thật sự chỉ còn con đường đi Tây Bắc sao?”
Nga
Giọng bà run run, như sợi chỉ mảnh giữa gió đông, chạm nhẹ là đứt. Ba chữ “Dạng Dạng” vừa thoát ra, tim bà đã như bị ai bóp chặt.
Cái tên “Dạng Dạng” ấy — là do chính bà đặt.
Năm đó mang thai con bé , lòng bà chỉ có một nguyện ước giản đơn: mong con gái được sống một đời bình yên, thong dong, từng ngày đều trôi qua êm đềm như ánh nắng dịu buổi sớm mai. Vì thế mà chọn chữ “Dạng” — mang ý điềm tĩnh, tỏa sáng, nhẹ nhàng mà an lành.
Nào ngờ đâu vận mệnh con bé, tựa như cánh diều vừa bay cao đã bị gió lớn quật xuống. Chữ “điềm tĩnh” kia chưa kịp thành hình đã bị những trận cuồng phong của thời thế cuốn đi, xé rách từng mảnh, rồi vùi sâu dưới lớp bụi đỏ thời cuộc đang cuộn trào không ngớt.