Nhưng tôi đã quen rồi.
Hồi tôi mới đi làm, có lần không mua được vé xe về nhà, mãi đến 7 giờ tối mới đến thị trấn.
Tôi chờ hơn một tiếng ngoài đường, bố mới đến đón tôi.
Vừa thấy tôi, ông ấy đã quát:
"Mày có bị điên không? Cần gì phải về muộn thế này?"
Nhưng tôi nhớ rõ—
Vào một đêm đông, ông ấy đã đạp xe đi đón em họ tôi từ phương xa trở về.
Em họ tôi là con gái của cô ruột, nhà nó cách nhà tôi không xa.
Mỗi lần nó về quê, đều là bố tôi đích thân đi đón.
Nó nhỏ hơn tôi vài tuổi, những năm đi học cũng do bố tôi đưa đón.
Thật tốt, có người yêu chiều nó.
Trong bữa ăn, em trai tôi hỏi:
"Chị thực sự muốn ly hôn sao?"
"Sau ly hôn chị được chia bao nhiêu?"
"Chị có dự định gì chưa?"
Bố tôi nhân cơ hội lên tiếng:
"Ở thị trấn này không thoải mái lắm, sống ở thành phố lớn vẫn tốt hơn. Điều kiện y tế cũng tốt, sau này mẹ con có ốm đau cũng dễ đi khám hơn."
Tôi cười nhạt:
"Nhưng chẳng phải bố mẹ đã mua nhà cho em trai ở Thành Đô từ lâu rồi sao?
Sao không chuyển đến ở với nó?"
"RẦM!"
Bố tôi đập mạnh bát xuống bàn, mặt sầm lại.
"Tao đã biết ngay từ đầu, con gái thì chẳng thể dựa vào được!"
Dựa vào được ư?
Vậy những năm qua, tiền thuốc men của bố là ai trả?
Quần áo bốn mùa của bố mẹ là ai mua?
Mỗi tháng một ngàn năm trăm tệ tiền sinh hoạt phí, là từ trên trời rơi xuống chắc?
Tôi tốt nghiệp đại học, có công việc đã ký hợp đồng, chỉ cần đợi một tháng nữa là đi làm.
Khoảng thời gian chờ đợi đó, tôi ở nhà làm bao nhiêu việc đồng áng, vậy mà ông ta nói tôi chỉ ăn bám.
Tôi nói liền một hơi, đến mức thở không nổi.
Bố tôi tức đến mức xông lên định đánh tôi.
Ông ta mắng tôi chỉ biết đào bới mấy chuyện cũ rích.
Mẹ tôi vội kéo tôi vào bếp.
Khi tôi và mẹ bận rộn trong bếp xong xuôi, bên ngoài bữa cơm gần như đã kết thúc.
Tôi nhìn cảnh tượng đó, như thể những ký ức cũ liên tục lướt qua trong đầu.
Tôi căm ghét những ngày sinh nhật thế này.
Tôi căm ghét Tết, căm ghét tất cả các ngày lễ.
Bởi vì vào những ngày đó, tôi và mẹ như đám đầy tớ từ thời phong kiến, bận rộn từ sáng đến tối, phục vụ để họ được vui vẻ, sau đó còn dọn dẹp chiến trường.
Tôi đã thực sự quá mệt mỏi rồi.
Tôi về phòng mẹ, định lấy túi xách rồi đi thẳng.
Nhưng khi vừa bước vào—
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/toi-khong-con-nha-nhung-toi-co-tieu-tam-cua-chong/4.html.]
Tôi thấy con trai của em trai tôi đang cầm bút vẽ lên túi của tôi.
Đó là món quà sinh nhật mà bạn thân tặng tôi, tôi rất trân quý nó.
Thằng bé ngẩng đầu lên nhìn tôi.
Thấy tôi không có phản ứng, nó lại thản nhiên tiếp tục vẽ.
Tôi bước tới, giật lấy đồ chơi của nó, ném mạnh xuống đất.
Đó là một con Transformers, gãy một tay ngay tại chỗ.
Thằng bé kinh ngạc nhìn tôi, tôi liền dùng chân đá thêm mấy phát.
"OAAAAAA!"
Nó khóc thét.
Em trai tôi cùng mọi người vội chạy vào, thằng bé nhào ngay vào lòng bố nó, nức nở tố cáo:
"Cô…. cô bắt nạt con!"
Em trai tôi chỉ vỗ về con mình, rồi nhìn tôi cười:
"Chị à, sao lại chấp nhặt với trẻ con?"
Tôi bình tĩnh nói:
"Cậu có thể tính với tôi. Đồ chơi tôi có thể đền."
Cậu ta cười thoải mái:
"Thôi, sao dám để chị đền chứ!"
Tôi liếc nhìn món đồ chơi đó.
Trước đây, đồng nghiệp tôi từng mua cho con trai cô ấy, hình như giá hơn 500 tệ.
Tôi tiếp tục nói:
"Tôi đền được. Nhưng con trai cậu cũng làm hỏng túi của tôi.
Cậu cũng phải đền."
Logo D trên túi rất nổi bật.
Cậu ta sững lại:
"Cái túi này là hàng thật sao?"
"Đúng vậy! Có cả hóa đơn!" Tôi mỉm cười đáp.
Sắc mặt Cậu ta thay đổi:
"Hay nhỉ! Chị dám bỏ ra từng ấy tiền mua túi, vậy mà lại tiếc tiền mua đồ cho bố mẹ!"
Cậu ta bắt đầu chỉ trích tôi, vẻ chính nghĩa lẫm liệt.
Tôi lạnh nhạt nói:
"Vậy chúng ta thử tính xem.
Bao năm qua, cậu đã chi bao nhiêu tiền cho bố mẹ, còn tôi đã chi bao nhiêu?"
Vừa dứt lời, "chính nghĩa" của Cậu ta lập tức bốc hơi.
Đúng lúc này, mẹ tôi xuất hiện.
Bà nhìn bầu không khí căng thẳng, liền lên tiếng hòa giải:
"Lâm Mai, con lớn rồi mà còn chấp nhặt với trẻ con.
Từ nhỏ con đã thích bắt nạt em trai con rồi."
Bà lẩm bẩm như một câu cửa miệng, vừa dọn dẹp bãi chiến trường, vừa lải nhải không ngừng.
Bọn họ sợ tôi bắt nạt người khác.
Nhưng tôi bắt nạt ai?
Tôi giỏi đến thế sao?
Nếu tôi thực sự giỏi như vậy, thì tốt biết bao.