“Cười chec mất, tầng 14 trước giờ ra vẻ sang trọng lắm cơ mà. Rò nước thì tiếc tiền không chịu sửa, đến 90 tệ của con bé cũng không tha.”
“Lần trước xe nhà họ chắn mất chỗ đậu của tôi, tôi gọi nhờ dời xe mà còn bị chửi là ‘cưỡi con xe bình dân mà cũng làm màu’. Ờ, tôi đi xe bình dân thật nhưng tôi không bao giờ ăn bớt tiền của hàng xóm!”
“Bà ấy ngày nào cũng đốt nhang trong nhà, khiến khói um cả khu. Phản ánh mấy lần rồi mà vẫn làm, không biết bà theo đạo gì chứ tôi thấy đạo đức là hơi thiếu đấy.”
Xem ra, tầng 14 cũng khiến không ít người khó chịu từ lâu. Càng lúc càng nhiều người lên tiếng, làm dì Hà lại biến mất tăm.
Một lúc sau, con trai bà ta cuối cùng cũng nhảy vào. Anh ta viết một đoạn ‘tuyên bố chính thức’ đậm màu hình thức:
“Chị ở tầng 13 đúng không? Mẹ tôi không rành công nghệ nên không tiện đôi co với chị trong group chat.”
“Nhà tôi là gia đình nề nếp, mẹ tôi trước giờ luôn sống tử tế. Chị còn trẻ mà thái độ như vậy khiến bà buồn lòng lắm, tôi thì đi làm bận rộn nên không biết chuyện trong nhà. Nếu có gì chưa phải chị cứ nói với tôi, tôi sẽ xin lỗi chị… Nhưng chuyện chị ép mẹ tôi như vậy, nói thẳng là không chấp nhận được.”
“Người với người sống với nhau, lý là một chuyện nhưng tình mới quan trọng. Nếu chị còn tiếp tục gây áp lực với nhà tôi, thì tôi không ngại cùng chị ‘quyết tới cùng’.”
“À, nhân tiện nói luôn… Cái xe là của tôi chứ không phải của mẹ tôi.”
Tôi đứng hình, trong đầu toàn dấu chấm hỏi. Phải công nhận, chiêu ‘đổ ngược’ này nhà họ diễn đến mức thành nghệ thuật rồi.
Lần này thì hay rồi, tôi lại bị đội thêm cái mũ ‘thiếu tôn trọng người lớn’.
Anh con trai tầng trên vẫn chưa dừng lại, tiếp tục thao thao bất tuyệt kể về việc mẹ anh ta một mình vất vả tần tảo nuôi con lớn khôn như thế nào. Giọng văn đầy cảm xúc, nội dung xúc động nghe mà như thể đang diễn bi kịch gia đình trên truyền hình.
Tôi gửi liền mấy icon ngón tay cái, rồi đáp lại:
“Đúng đúng, dì cũng vất vả thật đấy. Hay anh thử tăng tiền sinh hoạt cho dì xem?”
“Không thể nào, chẳng lẽ hai vợ chồng anh dắt theo hai đứa con về ở nhờ mà còn ăn cả tiền lương hưu của mẹ à?”
“Thôi được rồi, 90 tệ dì ấy ‘giữ hộ’ lần trước tôi không đòi nữa. Coi như phận hậu bối gửi chút lòng thành cho bậc trưởng bối.”
(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)
“Chỉ là… nhìn anh đi xe sang, chi tiêu thoải mái như thế mà để mẹ mình phải đứng ra tranh cãi vì mấy đồng tiền sửa chữa. Có hơi... mất mặt quá không? Mẹ ruột mình mà, đừng để bà phải khổ vì mấy chuyện nhỏ nhặt vậy chứ.”
“À mà, chuyện rò nước lần này cuối cùng là anh đứng ra giải quyết à? Nếu mẹ anh tiếc tiền, thì một người ‘kiếm tiền như nước’ như anh chắc không nỡ để bà lo nữa đâu nhỉ?”
Vài lời tôi nói ra, làm anh ta đang cao hứng ‘tăng cảm xúc’ bỗng cứng họng ngay tại chỗ.
Im lặng mất mấy giây.
Rồi… anh ta bùng nổ:
“Con đàn bà tầng 13 kia, mày bị điên à? Cho mặt mà không biết điều đúng không?”
“Tao nói cho mày biết, hôm nay tao không dạy dỗ mày một trận thì không xong! Mày bước chân ra khỏi cửa thì liệu hồn đấy!”
“Rò nước thì sao? Giúp mày sửa là tao có tình, còn không sửa là chuyện đúng đắn!”
“Mày đã cầu người ta thì phải có thái độ của người đi cầu, không quỳ xuống xin lỗi thì tao để nước rò xuống nhà mày cả đời!”
“Có giỏi thì đi kiện đi! Tao tìm hiểu kỹ rồi, kể cả mày có thắng kiện thì tòa cũng chẳng thể ép tao cho người vào nhà sửa chữa đâu. Biến khỏi thủ đô đi, đồ nhà quê! Nhìn mà thấy nhục, không có tí tư cách gì sống ở đây cả!”
…
Phải nói, cú mất kiểm soát này… thật sự trọn vẹn.
Không cần giả bộ nữa rồi ha.
Tôi bình tĩnh lưu lại toàn bộ đoạn tin nhắn chứa lời đe dọa và lập tức báo cảnh sát, khai rõ việc mình bị hàng xóm đe dọa cùng uy hiếp.
Cảnh sát tới, gõ cửa rất lâu mà nhà trên kiên quyết không mở khiến hòa giải bất thành. Còn những lời chửi mắng trong tin nhắn, tiếc là vẫn chưa đủ yếu tố để cấu thành hành vi phạm pháp.
Nhưng tôi vốn chẳng trông mong gì việc lên tiếng trong group cư dân sẽ khiến họ chịu nhún nhường.
Tất cả chỉ là bước đệm, để từ ban quản lý cùng tổ trưởng tòa nhà cho đến hàng xóm, cảnh sát. Ai nấy đều thấy rõ, nhà tầng trên rốt cuộc là kiểu người thế nào.
Tới khi tôi bắt đầu phản công, bất kể họ có gào to đến đâu hay chửi rủa khó nghe đến mức nào. Thì thứ mà tất cả mọi người thấy chỉ là... một trò hề.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/dien-vai-nguoi-dien-toi-tri-hang-xom-gia-thanh-cao/chuong-3.html.]
5.
Cuối tuần.
Tôi canh đúng thời điểm, cùng cô bạn thân ra ngồi ở vườn hoa khu chung cư vừa uống nước vừa thở dài sầu não:
“Cái dì Hà tầng 14 ấy, đúng là không dễ đối phó đâu.”
“Ừ, nhìn ngoài thì phúc hậu hiền lành lắm, chứ thực ra khó tính không ai bằng.”
“Không hiểu sao con dâu bà ta có thể chịu được nhỉ?”
“Tớ thấy chị con dâu cũng đâu đến nỗi, chăm lo cho bà tử tế mà.”
Tôi khẽ hừ một tiếng: “Ôi giời, tầng 14 người ta khinh con dâu ra mặt luôn ấy chứ! Tớ nghe mấy dì trong nhóm nhảy quảng trường kháo nhau, dì Hà lúc nào cũng chê con dâu là dân vùng ven thủ đô… Nửa quê nửa tỉnh mà không phải ‘người thành phố gốc’. Lúc nào cũng tiếc nuối cô người yêu cũ của con trai, vừa xinh lại kiếm được tiền.”
Cô bạn tôi làm bộ ngạc nhiên mà nói to: “Trời đất, sao dì Hà lại có thể nói vậy chứ? Người ta còn sinh cho nhà bà ta hai đứa cháu cơ mà!”
Tôi giả vờ hạ thấp giọng, nhưng cố tình để âm lượng đủ xuyên qua bức tường cây sau lưng: “Còn chưa hết đâu. Nghe bảo bà ấy còn đi rêu rao khắp nơi là con dâu mang thai trước khi cưới, vì ‘bụng lớn rồi’ nên không dám đòi hỏi sính lễ gì cả. Cưới kiểu ‘đổ vỏ’, là hàng lỗ vốn nặng.”
Cô bạn nhíu mày: “Trời ơi, chuyện nhà đến mức đó mà cũng đem ra ngoài nói à?”
Tôi thở dài, chẹp miệng nói: “Bà ấy nói con dâu là người tính toán, ngày thường cứ giả vờ ngoan ngoãn lễ phép nhưng mục đích chính chỉ để moi tiền nhà chồng. Không tin cậu đi hỏi mấy cô trong nhóm nhảy quảng trường đi, ai mà chẳng biết.”
Bạn tôi tặc lưỡi: “Thật thương cho cô con dâu, gặp phải bà mẹ chồng thế này đúng là khổ đời. Gặp tớ ấy hả, chắc dọn ra ở riêng lâu rồi!”
Qua bức tường cây, tôi thoáng thấy bóng con dâu dì Hà giận đùng đùng rời khỏi ghế đá.
Tôi huých chân cô bạn nhẹ một cái: “Được rồi, người đi rồi.”
Cô ấy nháy mắt khoái chí: “Sao, tớ diễn có được không?”
“Phần đầu thấy ổn đấy, nhưng đoạn sau hơi ‘chém gió’ quá đà.” Tôi nhíu mày, lắc lắc đầu.
“Phải ‘chém mạnh’ mới được! Diễn là phải dồn cảm xúc liên hồi thì mới châm được lửa. Cậu đợi mà xem, tối nay thể nào cũng bùng.” Bạn thân nháy mắt cười với tôi.
Tôi gật đầu, với tính khí của dì Hà. Giữa bà với con dâu chắc đã âm ỉ lâu rồi, chúng tôi chỉ việc châm mồi còn lại thì để họ tự chiến với nhau thôi.
Và đúng như dự đoán.
Vừa bước vào nhà không bao lâu, tôi đã nghe thấy tiếng va đập loảng xoảng vang từ tầng trên, kèm theo tiếng người lớn la hét và tiếng trẻ con khóc om sòm.
Tôi nhanh tay gọi ban quản lý lên chứng kiến ‘trận địa’ tại hiện trường, vụ lục đục kết thúc bằng cảnh cô con dâu đùng đùng đập cửa bỏ đi.
Còn kế hoạch của tôi… mới chỉ vừa bắt đầu.
6.
Theo tôi được biết, dì Hà cùng hai đứa cháu nhỏ đều có thói quen ngủ trưa đều đặn mỗi ngày.
Sáng hôm sau, trước khi ra khỏi nhà tôi lắp dàn loa cộng hưởng đã chuẩn bị sẵn lên trần từng phòng, bọc kỹ bằng lớp cách âm để đảm bảo hiệu quả tấn công... chính xác vào tầng trên.
Cô bạn thân thấy tôi lăm lăm cầm cái ống kim loại thì tò mò hỏi: “Cậu chống cái gậy này làm gì thế?”
Tôi mặt không biến sắc nói: “Dùng để tập múa cột. Đừng hỏi nhiều.”
Đến trưa, canh đúng giờ nghỉ tôi bật chế độ điều khiển từ xa khiến toàn bộ loa cùng lúc phát ra âm thanh.
Trong tích tắc: Tiếng khoan tường, tiếng vặn ống nước, tiếng ho khan, tiếng trẻ con la hét, tiếng giày cao gót dẫm sàn, bóng nảy, dây nhảy… Tất cả được tôi cắt dựng cẩn thận, phát luân phiên không theo quy luật, mô phỏng một đời sống ‘náo nhiệt bất tận’.
Ba ngày liên tiếp không ngơi nghỉ.
Từ camera giám sát tôi còn nghe rõ tầng trên bắt đầu hỗn loạn, trong lúc phản công, họ đập tường và nện sàn như muốn trả đũa.
Nhưng kết quả là dùng sức quá đà, làm thằng cháu nhỏ hơn đang ngủ cũng giật mình bật dậy khóc ré.