DIỄN VAI NGƯỜI ĐIÊN, TÔI TRỊ HÀNG XÓM GIẢ THANH CAO.

chương 1

1.

 

Khi cánh cửa được mở ra, cả nhà hàng xóm đang ngồi ăn cơm. Họ coi như không hề nhìn thấy tôi mà vẫn điềm nhiên ăn uống.

 

Mãi đến khi tôi nhẹ tay gõ vào cánh cửa: “Xin lỗi, làm phiền một chút ạ.”

 

Dì Hà đang bóc tôm cho đứa cháu trai lớn, nhíu mày nói: “Không thấy nhà người ta đang ăn cơm à?”

 

Tôi đứng ngay ngắn ở cửa, mỉm cười lễ phép đáp: “Chào dì ạ, con vừa tan ca là chạy sang ngay để bàn với dì chuyện nhà vệ sinh bị rò nước.”

 

Dì ta nhếch mép tỏ vẻ khó chịu, rồi ngoảnh lại gọi con dâu: “Tiểu Vương, đi thắp nén hương lên đi con! Trong nhà tự dưng có mùi gì lạ lắm.”

 

Sau khi hương được thắp, dì Hà chắp tay vái vái mấy cái rồi tạo dáng thong dong như không. Liếc sang tôi một cái đầy hờ hững: “Làm sao chứng minh là nhà tôi rò nước?”

 

“Dạ bên kỹ thuật của khu chung cư đã kiểm tra rồi ạ.” Tôi vẫn lễ phép nói chuyện với bà.

 

“Chung cư nói sao thì là vậy à?” Không quan tâm tới sự lễ phép của tôi, dì Hà vẫn tỏ thái độ lạnh lùng.

 

Tôi khựng lại một chút, rồi đề nghị: “Vậy… hay mình mời thêm bên giám định độc lập đến kiểm tra cho khách quan hơn?”

 

Dì Hà ngồi nghiêm chỉnh trên ghế sofa, tay lần tràng hạt Phật châu ra chiều đoan trang: “Cũng được, nhà tôi sẵn sàng phối hợp sửa chữa.”

 

Tôi thở phào nhẹ nhõm trong lòng.

 

Nhưng chưa kịp mừng lâu thì dì ta bồi thêm một câu: “Nhưng nếu sửa thì cô phải bỏ tiền. Ngoài ra, phải bồi thường thêm cho tôi một khoản phí tổn thất nữa.”

 

Tôi ngẩn ra một chút rồi nói: “Dì ơi, là nhà dì bị rò nước làm hỏng trần nhà con mà…”

 

Tôi còn chưa đòi tiền bồi thường hư hại của nhà mình, chỉ mong bên dì chịu sửa chỗ bị rò thế mà cuối cùng thành ra lỗi ở tôi à?

 

Dì Hà liếc tôi một cái, giọng điệu đầy lý lẽ: “Đúng là nhà tôi bị rò nước đấy, nhưng tôi không gấp. Cô mới là người có nhu cầu thì cô phải chi tiền chứ.”

 

Tôi nghĩ bụng dù gì cũng là hàng xóm, ngẩng đầu hay cúi đầu đều gặp. Nhịn được thì nhịn vây:

“Hay là thế này dì nhé, con đồng ý chịu một nửa chi phí sửa chữa.”

 

Dì Hà nhếch mép cười khẩy: “Thế nếu tháo ra kiểm tra mà không phải lỗi do nhà tôi thì sao?”

 

Ừ thì, đúng là có khả năng đó…

 

“Vậy con cam kết, nếu tháo ra không phải do nhà dì gây rò nước thì con sẽ tự bỏ tiền ra phục hồi lại nhà vệ sinh như cũ cho dì. Đồng thời bồi thường thêm 3.000 tệ, nhưng nếu phát hiện là do bên dì thì bên dì chịu toàn bộ chi phí sửa chữa nhé.” Tôi thoải mái nói.

 

Nghe vậy, dì Hà bỗng ‘bốp’ một tiếng ném mạnh chuỗi Phật châu lên bàn: “Tôi nói rồi mà, mấy người tỉnh lẻ các cô suốt ngày tính toán thiệt hơn. Đúng là cái kiểu nghèo rớt mồng tơi.”

 

Tôi sững người, không ngờ đến nước này mà bà ta còn có thể quay ngoắt đổ ngược như không có chuyện gì.

 

Đúng lúc này thằng cháu trai lớn đang ăn cơm đột nhiên trừng mắt, nó vớ luôn cái bát ném về phía tôi còn nhổ toẹt nước miếng xuống đất: “Ha ha ha! Ném chec mày đi, đồ nhà quê nghèo rớt… Đồ đáng ghét!”

 

Tôi bắt đầu thấy thực sự bực mình.

 

Đứa cháu lớn của dì Hà ngày thường chạy rầm rầm trên tầng và đập phá ầm ĩ, còn đứa nhỏ mới vài tháng thì khóc oe oe suốt ngày đêm. Mấy chuyện đó tôi đều nhịn, chưa hề mở miệng than lấy một câu vì nghĩ bụng nhà có con nít thì đành chịu.

 

Nhưng tôi không ngờ, cái nhà này lại cư xử vô lý đến mức này.

(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)

 

Tôi lập tức mở điện thoại, lôi video rò nước và hình ảnh thiệt hại ra để nói thẳng: “Dì xem đi, ảnh rõ ràng thế này. Trần nhà con bị ngấm đến mức thế này rồi đây này!”

 

Ngay lúc đó, người con trai im lặng từ nãy giờ bỗng đập bàn thật mạnh ‘rầm’ một tiếng, hắn ta chỉ tay thẳng vào mặt tôi rồi giận dữ quát lên: “Cô đến nhà tôi định la làng lên à? Cô làm con tôi sợ thì chịu trách nhiệm được không? Không biết phép tắc là gì thì mời ra khỏi nhà tôi ngay!”

 

Con dâu dì Hà cũng vội ôm lấy đứa lớn, vẻ mặt cảnh giác như thể tôi là tội phạm sắp cướp nhà người ta.

 

Tôi: Ủa? Cái nhà này bị gì vậy?

 

Một cô gái miền Nam cao chưa tới mét sáu như tôi, ăn nói tử tế và lễ phép từ khi bước vào nhà. Cuối cùng bị đối xử như kẻ gây chuyện là sao?

 

Dì Hà vẫn ngồi đó thong thả xoay tràng hạt trong tay, giọng đều đều không nhanh không chậm: “Người tỉnh lẻ chẳng biết điều gì cả, đến tận nhà người lớn nói năng om sòm. Nhà tôi ai cũng tử tế và đàng hoàng, nếu cô không bỏ tiền ra thì mời về cho.”

 

Tôi cố giữ bình tĩnh, kiềm chế lửa giận trong lòng: “Dì à, nếu nhà mình cứ tiếp tục cứng rắn như vậy. Thì con buộc lòng phải nhờ đến pháp luật can thiệp thôi ạ!”

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/dien-vai-nguoi-dien-toi-tri-hang-xom-gia-thanh-cao/chuong-1.html.]

Nghe đến đây dì Hà bỗng cười phì một tiếng, cứ như tôi vừa kể chuyện cười đầu bữa cơm: 

 

“Gì chứ? Tôi đã nói là nhà tôi sẵn sàng hợp tác rồi còn gì. Chính cô không chịu bỏ tiền còn vào nhà người ta ầm ĩ, cô không có tí giáo dưỡng nào à?”

 

“Cứ đi kiện đi, đó cũng là quyền của cô mà. Chúng tôi ở nhà chờ tòa gửi giấy triệu tập thôi.”

 

2.

 

Thương lượng bất thành, tôi bực bội quay về nhà.

 

Cô bạn thân đang tạm ở nhờ nhà tôi chạy lại hỏi: “Sao rồi? Tầng trên chịu sửa chưa?”

 

Tôi kể lại thái độ của họ cho bạn thân nghe.

 

Cô ấy nghe xong mà không thể tin nổi: “Cậu đã chủ động chịu một nửa chi phí mà họ cũng không đồng ý? Cái kiểu ‘gia đình tử tế’ gì mà lạ đời vậy trời!”

 

Tôi với cô ấy là bạn đại học, cùng từ tỉnh ngoài thi lên thủ đô. Tôi học đạo diễn còn cô ấy học diễn xuất, hai đứa hợp tính nên chơi thân từ hồi còn trên giảng đường.

 

Ra trường, dù gom góp mua được căn nhà nhỏ nhưng rốt cuộc vẫn là dân tha hương ở Bắc Kinh: không người thân, không quan hệ, không chỗ dựa. Nên khi gặp phải gia đình tầng trên hùng hổ như thế thì đúng là một tay khó chống đỡ.

 

Sau khi bàn bạc, tôi quyết định gọi hết một lượt: từ ban quản lý chung cư cho đến tổ trưởng tòa nhà. Kết quả, không ai là không bị nhà họ mời ra ngoài.

 

Bạn tôi tính cách hiền lành, mềm mỏng lại dễ mềm lòng: “Tranh Tranh, có khi thật sự nhà người ta không có tiền sửa. Tớ nghe nói hết mấy nghìn tệ thôi mà, nếu gom lại thì mình vẫn lo được…”

 

Tôi vỗ vai cô ấy, nhẹ giọng hỏi: “Cậu còn nhớ cái xe sang đỗ ở góc hầm gửi xe không?”

 

Cô ấy ngơ ngác gật đầu.

 

Tôi thở dài rồi nói: “Là của nhà họ đấy.”

 

Cô bạn tôi nghe xong thì tức đến mức bật dậy khỏi giường, suýt thì tự tát mình mấy cái: “Trời ơi, tớ hàng ngày phải cưỡi xe đạp điện đi làm mà lại thương hại cái nhà đó à! Tớ đúng là một thánh mẫu sống rồi, họ lấy tư cách gì mà bắt nạt người khác trắng trợn như thế hả?”

 

Họa vô đơn chí.

 

Tối hôm đó nước rò tiếp tục thấm vào dây điện trong nhà tắm, phát ra tia lửa điện rồi gây nhảy cầu d.a.o khiến toàn bộ căn hộ mất điện. Tôi với bạn thân cuống cuồng gọi ban quản lý đến xử lý cả buổi mới xong.

 

Hai đứa mắt thâm quầng, người thì rũ ra ngồi bệt trên ghế sofa thở dốc. Cách làm thông thường không ăn thua, thì đành phải nghĩ đường vòng thôi.

 

Tôi nghiêng đầu hỏi cô ấy: “Mẹ kế cậu mất rồi, cậu có buồn không?”

 

Cô ấy ngẩn người ra một lúc, sau đó gãi đầu: “Hả? Cũng... bình thường.”

 

Tôi nghiêm mặt, dằn giọng: “Bình thường cái gì mà bình thường, mẹ kế cũng là mẹ mà!”

 

Ngay tại chỗ, tôi bóp chặt đùi cô ấy: “Khóc, khóc ngay cho mình!”

 

Cô ấy lập tức bật khóc: “Hu hu hu...”

 

3.

 

Tôi dắt theo cô bạn vẫn còn sụt sịt nước mắt, ra tới quảng trường tròn ngay cổng khu chung cư.

 

Nơi đó quanh năm có một nhóm các dì về hưu tụ tập chuyện trò, phong thái ai cũng nghiêm nghị. Nhờ tinh thần tích cực ‘tố giác cái xấu’ mà được tổ dân phố tặng hẳn một tấm cờ khen ngợi.

 

Cô bạn tôi ngồi phịch xuống bồn hoa, chưa nói câu nào đã bật khóc. Cô ấy khóc đến mức ai nghe cũng thấy chạnh lòng, nhìn vào thì xót xa.

 

Quả nhiên, đám dì nhanh chóng chú ý tới chúng tôi: “Ôi trời, con bé này bị sao thế kia?”

 

Tôi nhỏ giọng giải thích: “Nhà cậu ấy có tang, nên tinh thần suy sụp ạ.”

 

Các dì vừa vỗ về, vừa thì thầm bảo nhau phải giới thiệu bạn trai cho bạn thân của tôi để ‘giải khuây tinh thần’. Chuyện trò rôm rả một lúc, tôi liền mời các dì ghé nhà chơi cho mát.

 

Vừa bước vào cửa đã thấy trần nhà bị thấm đến bong tróc, các dì lập tức xì xào bàn tán:

 

“Trên tầng hình như là nhà bà Hà đúng không nhỉ?”

 

“Nhà đó trước giờ cứ tự nhận là gia đình tri thức, đi đứng ăn nói đều bảnh bao mà có ai ngờ lại đối xử với hai đứa con trẻ tội nghiệp thế này.”

 

Bạn cần đăng nhập để bình luận