Kiếm Lai
Chương 464: Tiểu sư thúc và tiểu cô nương
Vị phu tử thư viện này có ấn tượng rất tốt với hắn.
Ông ta lại nhìn Trần Bình An đeo trường kiếm và hòm sách, cảm thấy rất thuận mắt.
Đeo hòm sách cầm kiếm, du học vạn dặm, vốn là chuyện mà người đọc sách sẽ làm, cũng làm tốt nhất.
Trần Bình An hỏi:
- Tiên sinh có biết một tiểu cô nương tên là Lý Bảo Bình không? Cô ấy thích mặc áo bông đỏ và áo váy đỏ.
Lão phu tử cười ha hả nói:
- Thư viện chúng ta có ai không biết nha đầu này. Đừng nói là thư viện từ trên xuống dưới, có lẽ tiểu cô nương còn đi dạo khắp cả kinh thành Đại Tùy rồi. Mỗi ngày tinh thần đều hăng hái, khiến đám lão già sắp không đi nổi như chúng ta rất hâm mộ. Hôm nay nha đầu này lại trốn học lén chạy ra khỏi thư viện, nếu cậu tới sớm nửa canh giờ, không chừng vừa lúc có thể đụng phải Tiểu Bảo Bình.
Trần Bình An hỏi:
- Chỉ một mình cô bé rời khỏi thư viện sao?
Lão phu tử gật đầu nói:
- Lần nào cũng vậy.
Nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của Trần Bình An, lão phu tử cười nói:
- Yên tâm, tiểu cô nương ra ngoài nhiều lần như vậy, chưa từng xảy ra sơ suất, dù sao cũng là đệ tử thư viện mà. Huống hồ kinh thành Đại Tùy chúng ta luôn an ổn, nếp sống giản dị. Cộng thêm Lễ bộ thượng thư lại là sơn chủ thư viện, thường tới Tiểu Đông Sơn này uống trà với mấy vị phó sơn chủ, cho nên không có việc gì.
Lúc này Trần Bình An mới yên tâm một chút.
Lão phu tử hỏi:
- Thế nào, lần này thăm viếng thư viện Sơn Nhai là đến tìm Tiểu Bảo Bình? Xem hộ tịch trên giấy thông hành của cậu, cũng là người quận Long Tuyền Đại Ly, chẳng lẽ không chỉ là đồng hương mà còn là thân thích của tiểu cô nương?
Trần Bình An cười nói:
- Chỉ là đồng hương, không phải thân thích. Mấy năm trước tôi và đám Tiểu Bảo Bình cùng nhau tới kinh thành Đại Tùy, chỉ là lần đó tôi không lên núi vào thư viện.
Trong lòng lão phu tử lấy làm lạ. Năm xưa đám trẻ quận Long Tuyền này vào thư viện Sơn Nhai đi học, đầu tiên là kỵ binh tinh nhuệ đi tới biên cảnh đưa đón, sau đó hoàng đế bệ hạ tự mình tới thư viện, rất là long trọng, mặt rồng vui vẻ, còn tặng quà cho tất cả đứa trẻ du học. Theo lý mà nói, người trẻ tuổi Đại Ly tên là Trần Bình An này cho dù không vào thư viện, mình cũng nên thấy mặt vài lần mới đúng.
Lão phu tử hỏi:
- Cậu muốn ở đây chờ Lý Bảo Bình trở về thư viện?
Trần Bình An gật đầu, hắn hi vọng người đầu tiên nhìn thấy ở thư viện Sơn Nhai là Tiểu Bảo Bình.
Đương nhiên hắn cũng muốn đi gặp Lý Hòe, Lâm Thủ Nhất, Vu Lộc và Tạ Tạ, đặc biệt là Lý Hòe nhỏ tuổi nhất. Có điều bọn họ đều không bằng tiểu cô nương thu đông xuân đều mặc áo bông đỏ, chỉ có mùa hè là mặc áo váy đỏ.
Trần Bình An chưa từng phủ nhận tư tâm của mình, hắn vốn thân thiết với Tiểu Bảo Bình nhất. Trên đường du học Đại Tùy là như vậy, sau đó một mình đi đến núi Đảo Huyền, hắn cũng chỉ gởi thư cho Lý Bảo Bình, sau đó nhờ tiểu cô nương giúp tiểu sư thúc hắn, đưa những bức thư khác cho mấy người còn lại. Bức tranh cuộn do họa sĩ họ Phạm vẽ trên đỉnh đảo Quế Hoa, cũng chỉ tặng cho Lý Bảo Bình, bọn Lý Hòe đều không có.
Loại thân sơ khác biệt này, Lâm Thủ Nhất, Vu Lộc và Tạ Tạ khẳng định biết rõ, chỉ là bọn họ chưa chắc để ý mà thôi. Lâm Thủ Nhất là ngọc thạch tu đạo, còn Vu Lộc và Tạ Tạ càng là nhân vật quan trọng của vương triều họ Lư. Còn như Lý Hòe chuyên ra oai với người trong nhà, có lẽ đến bây giờ vẫn cảm thấy, Trần Bình An hay A Lương cũng đều thân thiết với mình nhất.
Lão phu tử khoát tay cười nói:
- Ta khuyên các người vẫn nên vào nhà khách thư viện cất đồ trước. Mỗi lần Lý Bảo Bình lén chạy ra ngoài, cho dù sáng sớm đã lên đường, vẫn phải đến lúc hoàng hôn mới trở về, không có lần nào ngoại lệ. Nếu cậu đứng ở cổng này chờ cô bé, ít nhất còn phải chờ ba canh giờ, không cần thiết.
Trần Bình An ngẫm nghĩ, quay đầu nhìn ba người Bùi Tiền một cái, sau đó lại nhìn về cuối đường lớn. Nếu như chỉ có một mình, hắn cũng không ngại chờ ở đây.
Chu Liễm vẫn luôn quan sát kiến trúc của thư viện phía sau sơn môn, xây dựa vào núi, tuy là Công bộ Đại Tùy xây mới nhưng rất dụng tâm, tạo nên một phong cách trang nhã cổ kính.
Thư viện Sơn Nhai từ Đại Ly dời đến kinh thành Đại Tùy, năm xưa là một trong bảy mươi hai thư viện Nho gia của thế giới Hạo Nhiên. Đây là thư viện Nho gia đầu tiên mà Chu Liễm nhìn thấy sau khi rời khỏi đất lành Ngẫu Hoa.
Nơi thánh nhân dạy học, tiếng đọc sách oang oang, nổi danh khắp thiên hạ.
Ban đầu thư viện Sơn Nhai được xây dựng ở Đại Ly, sơn chủ đầu tiên đã đề xuất một thứ tự học vấn vạch rõ tôn chỉ, chủ trương đưa bốn vấn đề “học vấn tư biện” vào một chữ “hành” (1).
Khi Chu Liễm ngước mắt quan sát thư viện, Thạch Nhu vẫn luôn không dám thở mạnh. Cô sống nhờ trong một thân xác tiên nhân, thực ra có thể ngăn cản luồng khí tức chính trực vô hình kia, nhưng bản năng của ma quỷ âm vật vẫn khiến cô rất sợ hãi.
Bùi Tiền thì vẫn không nói lời nào, giống như còn khẩn trương hơn Thạch Nhu. Lúc xuống thuyền ở thành Lão Long, trong lòng cô còn tuyên bố muốn gặp Lý Bảo Bình một lần. Nhưng khi đến cổng lớn kinh thành Đại Tùy thì bắt đầu chột dạ, đến sơn môn thư viện Sơn Nhai lại càng lo lắng.
Trần Bình An cười hỏi:
- Dám hỏi tiên sinh, sau khi vào ở nhà khách thư viện, nếu chúng tôi muốn thăm viếng Mao sơn chủ, có cần nhờ người thông báo trước, chờ đợi trả lời hay không?
Lão tiên sinh cười nói:
- Thực ra thông báo cũng không có ý nghĩa lắm, chủ yếu là Mao sơn chủ của chúng ta không thích tiếp khách, mấy năm nay gần như từ chối tất cả thăm viếng và xã giao. Ngay cả Thượng thư đại nhân đến thư viện, cũng chưa chắc có thể gặp được Mao sơn chủ.
- Có điều Trần công tử đường xa tìm đến, lại là người quận Long Tuyền, đoán rằng có thể chào hỏi một tiếng. Mặc dù Mao sơn chủ của chúng ta rất nghiêm khắc trong học tập và giảng dạy, nhưng thật ra là một người dễ tính. Chỉ là danh sĩ Đại Tùy xưa nay coi trọng trình bày nghĩa lý, cho nên mới nói chuyện không hợp với Mao sơn chủ.
Trần Bình An vẫn không lập tức đi vào thư viện, hỏi:
- Nếu tôi không nhớ sai, người phụ trách trị an trật tự của kinh thành Đại Tùy, là nha môn thống lĩnh bộ quân?
Trong lòng lão tiên sinh hiểu rõ, xem ra đối phương vẫn lo lắng cho Lý Bảo Bình, bèn cười nói:
- Đúng là như thế, hơn nữa con út của quan đứng đầu nha môn kia, hôm nay đang đi học ở thư viện.
Trần Bình An lại thở phào một hơi.
Hắn hỏi qua một ít chuyện vặt vãnh của Lý Bảo Bình, sau đó mới cáo từ lão tiên sinh kia, đi vào thư viện.
Bước chân của Bùi Tiền nặng nề, nhất là sau khi qua cổng, một đoạn đường núi độ dốc thoai thoải, lại đi giống như xuống sông lội nước, bôn ba đất tuyết.
Thư viện có nhà khách chuyên đón tiếp thân thích trưởng bối của học sinh, năm xưa vợ chồng Lý Nhị và con gái Lý Liễu cũng ở nơi này.
Thư viện chỉ thu một ít tiền để tượng trưng, mỗi gian phòng khách ở một ngày chỉ mười đồng tiền. Sau khi biết hôm nay khách vào ở không nhiều, Trần Bình An bèn xin bốn gian phòng liền nhau.
Mọi người cất đồ đạc, Bùi Tiền đi tới phòng Trần Bình An chép sách.
Trần Bình An lấy hòm trúc xuống, thậm chí còn tháo cả hồ lô nuôi kiếm bên hông và thanh Kiếm Tiên nửa tiên binh kia.
Chu Liễm tới hỏi có muốn đi dạo thư viện hay không, Trần Bình An nói tạm thời không đi. Bùi Tiền đang bận chép sách, càng không để ý tới Chu Liễm. Chu Liễm lại đi gõ cửa phòng Thạch Nhu. Thạch Nhu cả người không được tự nhiên, tâm tình không tốt. Chu Liễm lại ở bên ngoài nói linh tinh, trong nho nhã mang theo vị mặn, Thạch Nhu bèn thưởng cho lão một chữ “cút”. Chu Liễm đành phải một mình đi dạo thư viện.
- --------
So với dân chúng sinh trưởng ở kinh thành Đại Tùy, Lý Bảo Bình có lẽ còn hiểu rõ về kinh thành này hơn.
Cô đã đi qua cổng Thiên Trường phía nam, được dân chúng gọi thân mật là cổng lương thực, là nơi lương thực bốn phương hội tụ. Hàng hóa thông qua kênh đào đến đây, được quan viên Hộ bộ kiểm tra, sau đó cất vào kho lương. Cô đã từng ngồi ở bến thuyền nơi đó non nửa ngày, nhìn quan viên và tư lại bận rộn, còn có những người khuân vác mồ hôi đầm đìa.
Cô còn biết nơi đó có một ngôi miếu Hồ Tiên hương khói thịnh vượng, không phải là miếu thờ chính thống được Lễ bộ triều đình thừa nhận, nhưng cũng không phải là miếu xây dựng bừa bãi. Lai lịch của nó kỳ lạ, thờ cúng một đoạn đuôi cáo màu sắc sáng loáng như mới. Ở đó có một bà lão điên điên khùng khùng, thần thần bí bí bán nước bùa, còn có một thầy xem tướng nghe nói đến từ Quan Tây Đại Tùy, hai ông bà thường xuyên cãi nhau.
Cô đã đi qua hội làng ở chùa Trường Phúc, người đông nghìn nghịt. Cô rất thích một loại tù và làm bằng sừng trâu. Người có tiền đến đây rất nhiều, ngay cả những đầy tớ nhà quan thoạt nhìn còn vênh váo tự đắc hơn con cháu quyền quý, cũng thích mặc áo da nhuộm đen, thêm vào lông chồn lông cừu.
Lý Bảo Bình còn đi qua bên cạnh hoàng thành, cũng ngồi ở đó nhiều buổi chiều. Nhờ vậy mới biết có rất nhiều người đánh xe và cô gái thêu thùa, không phải là người trong cung nhưng vẫn có thể ra vào hoàng thành, chỉ cần mang theo lệnh bài bên người là được. Trong đó có một Văn Hoa quán chuyên biên soạn quốc sử các triều đại, chỉnh sửa sách sử, đã mời không ít thợ làm sách bên ngoài.
Lại vòng qua đi tới cổng sau hoàng thành phía bắc, bên đó gọi là cổng Địa Cửu. Lý Bảo Bình đến đây rất nhiều lần, bởi vì nơi này càng náo nhiệt. Tại một cửa tiệm tạp hóa, cô còn từng nhìn thấy một trận sóng gió ầm ĩ, là binh lính bắt trộm cắp, khí thế rất hùng hổ. Sau đó cô hỏi thăm một ông chủ gần đó mới biết, cửa tiệm buôn bán không sạch sẽ lại có thể ngày kiếm đấu vàng kia, vốn là một nơi tàng trữ tiêu thụ đồ trộm cắp.
Những đồ vật bán ở đó, phần nhiều là lấy cắp từ trong hoàng cung Đại Tùy. Lén lút giấu đi một ít túi tiền túi thơm, thậm chí còn trộm cả sắt thép dùng để sửa chữa mương máng của một cung điện. Những vật liệu thừa tu sửa cung đình hàng năm còn dư, cũng có lái buôn bên ngoài cung dòm ngó. Rất nhiều báo cáo mất mát và tổn thất của bộ phận chế tạo vật dụng hoàng gia, càng có lợi nhuận phong phú. Nhất là mấy nơi làm đồ vàng ngọc hay hộp đựng giấy dán, rất dễ mang ra khỏi cung, biến thành vàng thật bạc trắng.
Khi đó Lý Bảo Bình không hiểu rõ lắm, ngay dưới mắt của hoàng đế bệ hạ, sao lại có người dám trộm đồ của nhà hoàng đế. Lão chủ tiệm đã quen thuộc với cô liền cười nói, đây gọi là buôn bán chém đầu có người làm, buôn bán lỗ vốn không ai làm.
Lý Bảo Bình còn đi qua cầu Tú Y cách cổng Địa Cửu không xa, nơi đó có một cái hồ lớn, chỉ là bị che khuất bởi tường viện của vương phủ và phủ đệ quan lớn. Đây cũng là nơi của nha môn thống lĩnh bộ quân, nằm ở một con ngõ tên là Điêu Mạo. Lý Bảo Bình có qua lại mấy chuyến để ăn bánh ngọt, bởi vì có một bạn học mà cô không thích lắm, luôn khoe khoang cha hắn là mũ quan lớn nhất trong nha môn kia, cho dù hắn đứng lên sư tử đá ở đó đi tiểu cũng không ai dám quản.
Cô còn đi qua ngõ Trung Quan ở phía nam thành, là nơi nghỉ hưu của rất nhiều hoạn quan lớn tuổi và cung nữ bạc đầu sau khi rời khỏi hoàng cung. Bên đó có rất nhiều chùa chiền đạo quán, nhưng quy mô cũng không lớn. Những hoạn quan cung nữ kia hầu hết là người thờ cúng rất thành kính. Cho nên Lý Bảo Bình thường xuyên nhìn thấy người già lưng gù được đầy tớ dìu đỡ, hoặc là một mình chống gậy đi thắp hương.
Dạo chơi nhiều lần rồi Lý Bảo Bình mới biết, hóa ra những cung nữ từng trải nhất được gọi là bà ngoại cung đình, là nữ quan lớn tuổi hầu hạ hoàng đế hoàng hậu. Trong đó địa vị cao quý nhất là cung nữ già sáng sớm chải đầu cho hoàng đế, một số người còn được ban cho danh hiệu “phu nhân”.
Ở phía đông kinh thành có khu buôn bán lớn nhất Đại Tùy, cửa tiệm đông đảo, xe ngựa lui tới, dòng người cũng là dòng tiền. Trong đó có tiệm sách mà Lý Bảo Bình thích đi dạo nhất. Một số chủ tiệm lớn gan, còn lén lút buôn bán những loại sách theo luật pháp triều đình thì không được xuất quan xuất cảnh. Những sứ giả của các nước chư hầu, thường sẽ phái đầy tớ lén mua. Nhưng nếu xui xẻo gặp phải binh lính tuần tra, sẽ bị bắt đến nha môn chịu liên lụy.
Trong ba năm này, bất kể áo bông hay là váy áo, tiểu cô nương đều mặc đồ đỏ chót. Cô đã dìu đỡ rất nhiều người già loạng choạng đi thắp hương, trèo lên lấy con diều xuống cho những đứa trẻ đứng dưới cây khóc lớn, giúp ông lão áo quần rách rưới đẩy qua xe trâu chở than củi bị lún vào bùn lầy tuyết lớn, nhìn những lão nhân đánh cờ nơi ngã rẽ con đường, đến từng tiệm đồ cổ nhón chân lên, hỏi thăm ông chủ giá cả những đồ trang trí kia, ngồi ở bậc thềm dưới cầu nghe các tiên sinh kể chuyện xưa...
Vô số lần đi sát qua các tiểu thương gánh hàng hóa mời chào trên đường lớn ngõ nhỏ, còn khuyên can những đứa trẻ vật nhau dưới đất, kéo bọn chúng ra...
Cô đã nghe tiếng bồ câu du dương phía trên kinh thành, nhìn thấy con diều xinh đẹp chao đảo, ăn hoành thánh mà cô cảm thấy ngon nhất trên đời. Cô tránh mưa dưới mái hiên, tránh nắng dưới bóng cây, hà hơi sưởi ấm đi trong gió tuyết...
Hôm nay Lý Bảo Bình lại đi dạo tiệm sách, trên đường đi đã ăn trưa ở một tiệm cơm nhỏ giá rẻ nhưng ăn ngon, trên đường về lại đổi sang một tiệm mì trong ngõ nhỏ tay nghề gia truyền. Ông chủ và bà chủ của hai tiệm đều quen thuộc với cô, thường nói muốn tính tiền rẻ một chút, nếu không thì dứt khoát không thu tiền nữa. Nhưng Lý Bảo Bình đều không đồng ý, nói là để lần sau hãy giảm giá.
Có điều nhiều lần sau như vậy, hai tiệm ăn vẫn không có cơ hội. Lâu ngày bọn họ cũng chỉ cho rằng cô đang khách sáo, không muốn tiệm nhỏ của bọn họ kiếm ít đi mấy đồng tiền. Thực ra bọn họ đều muốn cười, gặp được một vị khách đáng yêu lại hiểu chuyện như vậy, cho dù bọn họ kiếm tiền không dễ, cũng sẽ không tính toán chút tiền kia.
Trong chiều hôm, bóng dáng Lý Bảo Bình chạy như bay xuất hiện trên đường lớn ngoài cổng thư viện Sơn Nhai. Cô cảm thấy trong sách nói “năm tháng như thoi đưa, bóng ngựa qua khe cửa”, dường như không đúng lắm. Sao đến chỗ cô lại đi chậm rãi khoan thai, gấp đến chết người như vậy?
Trong đôi mắt của Lý Bảo Bình mặc áo váy đỏ dường như chỉ có phương xa, cô nhanh chóng chào hỏi lão phu tử canh cổng, sau đó chạy qua.
Lão tiên sinh đang ngủ gật nhớ tới một chuyện, liền gọi theo bóng lưng kia:
- Tiểu Bảo Bình, trở lại đây!
Lý Bảo Bình không dừng lại, hai tay vung vẩy, chạy nguyên tại chỗ. Cô quay đầu nhìn lão phu tử đang vẫy tay với mình, liền chạy thụt lùi, còn chạy không chậm...
Lý Bảo Bình chạy lùi về cổng, sau đó đứng lại hỏi:
- Lương tiên sinh, có chuyện gì sao?
Lão tiên sinh họ Lương tò mò hỏi:
- Cháu ở trên đường không gặp người quen sao?
Lý Bảo Bình mở to mắt, lắc đầu nói:
- Không có.
Lương lão tiên sinh cười hỏi:
- Vậy hôm nay cháu không phải từ đường Bạch Mao rẽ vào, đúng không?
Lý Bảo Bình gật đầu nói:
- Đúng vậy, sao rồi?
Lương lão tiên sinh cười híp mắt nói:
- Bảo Bình à, trước khi trả lời vấn đề của cháu, cháu hãy trả lời vấn đề của ta trước. Cháu cảm thấy học vấn của ta có lớn không?
Lý Bảo Bình ngẫm nghĩ:
- Nhỏ hơn Mao sơn chủ một chút.
Lương lão tiên sinh lập tức bị tiểu cô nương thành thật này làm nghẹn họng, nói không nên lời.
Nhưng nếu suy nghĩ từ một góc độ khác, tiểu cô nương so sánh mình với một vị thánh nhân thư viện Nho gia, dù thế nào cũng là một lời khen đúng không?
Thế là Lương lão tiên sinh tâm tình không tệ, bèn nói với Lý Bảo Bình, có một người trẻ tuổi tới thư viện tìm cô. Đầu tiên hắn đứng ở cổng rất lâu, sau đó tới nhà khách cất đồ, lại tới đây hai chuyến. Lần cuối cùng là nửa canh giờ trước, tới rồi lại không đi nữa.
Lương lão tiên sinh cười nói:
- Ta đã khuyên hắn không nên gấp, Tiểu Bảo Bình của chúng ta rất quen thuộc với kinh thành, giống như dạo chơi ở nhà mình vậy, chắc chắn không bị lạc. Nhưng người kia vẫn đi tới đi lui trên con đường này. Sau đó ta cũng gấp thay hắn, bèn bảo hắn bình thường cháu đều từ đường Bạch Mao vòng qua đây. Có lẽ hắn đang ở đường Bạch Mao chờ cháu, không thấy cháu nên lại đi xa một chút, muốn sớm nhìn thấy bóng dáng của cháu, cho nên hai người mới lỡ cơ hội gặp nhau. Nhưng không sao, cháu cứ chờ ở đây, bảo đảm hắn sẽ nhanh chóng trở lại.
Lý Bảo Bình đột nhiên xoay người, muốn chạy nhanh rời đi.
Lương lão tiên sinh gấp gáp nói:
- Tiểu Bảo Bình, cháu muốn đến đường Bạch Mao tìm hắn à? Cẩn thận hắn vì muốn tìm cháu mà đã rời xa đường Bạch Mao rồi. Lỡ may hắn không theo đường cũ trở về, chẳng phải hai người lại lỡ cơ hội gặp nhau sao? Thế nào, các người định chơi trốn tìm à?
Lý Bảo Bình gấp đến mức giống như con kiến trên chảo nóng, đi lòng vòng tại chỗ. Đây là cảnh tượng mà các phu tử chưa từng thấy.
Cô lã chã muốn khóc, đột nhiên kêu lớn:
- Tiểu sư thúc!
Tâm thần lão phu tử rung động, nheo mắt lại, khí thế hoàn toàn biến đổi, nhìn về cuối đường lớn. Có người mặc một bộ áo trắng, thân hình giống như một vệt cầu vồng trắng, từ đường Bạch Mao rẽ vào tầm mắt, sau đó dùng tốc độ nhanh hơn lướt đến, trong nháy mắt đã tới nơi.
Sau khi người trẻ tuổi kia bồng bềnh đứng lại, hai tay áo trắng như tuyết vẫn phất phơ, giống như trích tiên nhân phong lưu.
Trần Bình An đứng trước người tiểu cô nương áo đỏ Lý Bảo Bình, cười rạng rỡ, nhẹ giọng nói:
- Tiểu sư thúc tới rồi.
- --------
Chú thích:
(1) Học vấn tư biện hành: cách gọi tắt của bác học (học rộng), thẩm vấn (xét hỏi), thận tư (suy nghĩ cẩn thận), minh biện (phân biệt rõ ràng), đốc hành (thực hành).
Danh sách chương
- Chương 1: Kinh trập (1)
- Chương 2: Kinh trập (2)
- Chương 3: Mở cửa
- Chương 4: Mặt trời mọc (1)
- Chương 5: Mặt trời mọc (2)
- Chương 6: Se sẻ (1)
- Chương 7: Se sẻ (2)
- Chương 8: Nói toạc ra (1)
- Chương 9: Nói toạc ra (2)
- Chương 10: Thẻ hạ (1)
- Chương 11: Thẻ hạ (2)
- Chương 12: Chén nước (1)
- Chương 13: Chén nước (2)
- Chương 14: Chén nước (3)
- Chương 15: Cỏ rác (1)
- Chương 16: Cỏ rác (2)
- Chương 17: Cỏ rác (3)
- Chương 18: Thiên vũ tuy khoan (1)
- Chương 19: Thiên vũ tuy khoan (2)
- Chương 20: Thực trâu bò (1)
- Chương 21: Thực trâu bò (2)
- Chương 22: Thiếu nữ và Phi kiếm (1)
- Chương 23: Thiếu nữ và Phi kiếm (2)
- Chương 24: Thiếu nữ và Phi kiếm (3)
- Chương 25: Ngõ nhỏ (1)
- Chương 26: Ngõ nhỏ (2)
- Chương 27: Tương phùng (1)
- Chương 28: Tương phùng (2)
- Chương 29: Tương phùng (3)
- Chương 30: Mùng năm tháng năm (1)
- Chương 31: Mùng năm tháng năm (2)
- Chương 32: Áp thắng (1)
- Chương 33: Áp thắng (2)
- Chương 34: Mơ tưởng (1)
- Chương 35: Mơ tưởng (2)
- Chương 36: Bất bình tắc minh (1)
- Chương 37: Bất bình tắc minh (2)
- Chương 38: Bất bình tắc minh (3)
- Chương 39: Ngũ khứ kỳ Tam (1)
- Chương 40: Ngũ khứ kỳ Tam (2)
- Chương 41: Ngũ khứ kỳ Tam (3)
- Chương 42: Đại đạo
- Chương 43: Đột nhiên đâm lén (1)
- Chương 44: Đột nhiên đâm lén (2)
- Chương 45: Ưng săn rắn (1)
- Chương 46: Ưng săn rắn (2)
- Chương 47: Chỉ cảnh (1)
- Chương 48: Chỉ cảnh (2)
- Chương 49: Hòe âm (1)
- Chương 50: Hòe âm (2)
- Chương 51: Đem tặng (1)
- Chương 52: Đem tặng (2)
- Chương 53: Đem tặng (3)
- Chương 54: Ly Biệt (1)
- Chương 55: Ly Biệt (2)
- Chương 56: Ly Biệt (3)
- Chương 57: Lời nói hay (1)
- Chương 58: Lời nói hay (2)
- Chương 59: Vẽ rồng điểm mắt (1)
- Chương 60: Vẽ rồng điểm mắt (2)
- Chương 61: Vẽ rồng điểm mắt (3)
- Chương 62: Tham tiền
- Chương 63: Hồ Mị (1)
- Chương 64: Hồ Mị (2)
- Chương 65: Phòng tối (1)
- Chương 66: Phòng tối (2)
- Chương 67: Gõ núi (1)
- Chương 68: Gõ núi (2)
- Chương 69: Lá đào (1)
- Chương 70: Lá đào (2)
- Chương 71: Cải trang vi hành (1)
- Chương 72: Cải trang vi hành (2)
- Chương 73: Tề tụ (1)
- Chương 74: Tề tụ (2)
- Chương 75: Tề tụ (3)
- Chương 76: Cam thảo (1)
- Chương 77: Cam thảo (2)
- Chương 78: Cam thảo (3)
- Chương 79: Quyền phổ (1)
- Chương 80: Quyền phổ (2)
- Chương 81: Cửu cảnh (1)
- Chương 82: Cửu cảnh (2)
- Chương 83: Cửu cảnh (3)
- Chương 84: Chửi cây hòe (1)
- Chương 85: Chửi cây hòe (2)
- Chương 86: Hoàn lễ (1)
- Chương 87: Hoàn lễ (2)
- Chương 88: Luyện quyền (1)
- Chương 89: Luyện quyền (2)
- Chương 90: Thiên tài (1)
- Chương 91: Thiên tài (2)
- Chương 92: Thiên tài (3)
- Chương 93: Thiếu niên cùng con chó già (1)
- Chương 94: Thiếu niên cùng con chó già (2)
- Chương 95: Tra ra manh mối (1)
- Chương 96: Tra ra manh mối (2)
- Chương 97: Dương quang (1)
- Chương 98: Dương quang (2)
- Chương 99: Dương quang (3)
- Chương 100: Đao ép váy
- Chương 101: Đi một mình
- Chương 102: Thả diều
- Chương 103: Gốm vỡ
- Chương 104: Trời đất không ngừng vận chuyển
- Chương 105: Đối mặt
- Chương 106: Lắc lư
- Chương 107: Đem tặng
- Chương 108: Đại địch trước mặt
- Chương 109: Vui vẻ hài lòng
- Chương 110: Gật đầu
- Chương 111: Hồ Lô nuôi kiếm
- Chương 112: Thầy giáo
- Chương 113: Ngủ đi
- Chương 114: Có quỷ
- Chương 115: Tốt qua sông
- Chương 116: Cây đổ
- Chương 117: Thì ra là vậy
- Chương 118: Ba người họ Trần
- Chương 119: Hạt châu
- Chương 120: Ngẩng đầu
- Chương 121: Đi xa
- Chương 122: Thiên hạ có xuân
- Chương 123: Màn đêm
- Chương 124: Trời sáng
- Chương 125: Thích một chút
- Chương 126: Mây đen
- Chương 127: Người gỗ
- Chương 128: Rồng lửa vào nước
- Chương 129: Chiếm núi làm vua
- Chương 130: Quay lưng
- Chương 131: Vào núi
- Chương 132: Vào mộng
- Chương 133: Ấn Nghênh Xuân
- Chương 134: Rời núi
- Chương 135: Quốc sư
- Chương 136: Thầy giáo học sinh, sư huynh sư đệ
- Chương 137: Mộng tưởng
- Chương 138: Ta có một kiếm
- Chương 139: Kiểm tra hạ màn
- Chương 140: Người đồng đạo
- Chương 141: Lão sư nhỏ
- Chương 142: Hóa trang lên đài
- Chương 143: Hai cái đầu người
- Chương 144: Mưa lớn
- Chương 145: Trâm ngọc
- Chương 146: Hòm trúc nhỏ
- Chương 147: Trên tường có một chữ
- Chương 148: Dung nhan thanh tú
- Chương 149: Miếu nhỏ
- Chương 150: Núi sông có quỷ thần
- Chương 151: Lạy núi
- Chương 152: Sơn thần quấy phá
- Chương 153: Sơn thần và đao trúc
- Chương 154: Non sông dưới chân
- Chương 155: Trấn giữ ngọn núi
- Chương 156: Cầu vồng trắng nổi lên đất bằng
- Chương 157: Lầu trúc
- Chương 158: Phân chia của cải
- Chương 159: Lục bình không rễ
- Chương 160: Vàng thau lẫn lộn
- Chương 161: Lưới cá
- Chương 162: Săn bắn mùa xuân
- Chương 163: Thiếu niên có lời muốn nói
- Chương 164: Không có bữa tiệc nào không tàn
- Chương 165: Nón rộng vành
- Chương 166: Kẻ mạnh
- Chương 167: Khí thế vang dội
- Chương 168: Tạm biệt A Lương
- Chương 169: Nhân gian có một tú tài già (thượng)
- Chương 170: Nhân gian có một tú tài già (trung)
- Chương 171: Nhân gian có một tú tài già (hạ)
- Chương 172: Trời đất có khí
- Chương 173: Có một số đạo lý
- Chương 174: Đi xa
- Chương 175: Gió vui mừng
- Chương 176: Lôi pháp bắt yêu
- Chương 177: Đường hẹp gặp nhau
- Chương 178: Không phân rõ phương hướng
- Chương 179: Một kiếm phá pháp
- Chương 180: Lục địa kiếm tiên
- Chương 181: Đối mặtĐối mặt
- Chương 182: Kỳ quan
- Chương 183: Trên núi
- Chương 184: Thiếu niên non nước
- Chương 185: Học trò đệ tử
- Chương 186: Học sinh Thôi Sàm
- Chương 187: Đồng hành
- Chương 188: Một năm này
- Chương 189: Rung áo
- Chương 190: Dưới núi đều như vậy
- Chương 191: Vác một ngọn núi bạc
- Chương 192: Kéo co
- Chương 193: Lạ lùng (thượng)
- Chương 194: Lạ lùng (hạ)
- Chương 195: Kỳ quái (thượng)
- Chương 196: Kỳ quái (trung)
- Chương 197: Kỳ quái (hạ)
- Chương 198: Một người ngồi giếng, một người nhìn trời
- Chương 199: Đầu mối và dấu vết
- Chương 200: Chỗ dựa và trợ thủ
- Chương 201: Mời phá trận
- Chương 202: Thiếu niên có chuyện hỏi gió xuân
- Chương 203: Ước chiến
- Chương 204: Đi mở núi
- Chương 205: Thiếu niên có kiếm chém núi cao
- Chương 206: Cao hơn ngoài trời
- Chương 207: Tâm cảnh
- Chương 208: Lão tiên sinh ngồi mà luận đạo
- Chương 209: Trò chuyện rất hợp ý
- Chương 210: Trên vai thiếu niên gánh mùa xuân
- Chương 211: Xưa nay thánh hiền đều tịch mịch
- Chương 212: Ăn sạch
- Chương 213: Tiễn người đã ngàn vạn dặm
- Chương 214: Thiếu niên đã biết mùi buồn thảm
- Chương 215: Núi sông cũng có ngày từ biệt
- Chương 216: Đám trẻ bị Đại Tùy ức hiếp
- Chương 217: Cuối cùng cũng thành thầy trò
- Chương 218: Gần son thì đỏ
- Chương 219: Nếu Trần Bình An có ở đây
- Chương 220: Tiên sinh có chuyện thì làm thế nào
- Chương 221: Pháp bảo của ta nhiều lắm
- Chương 222: Phụ thân trên đời đều là anh hùng
- Chương 223: Cần một người biết đánh nhau
- Chương 224: Đại tông sư uống rượu ngon
- Chương 225: Thiếu nữ thướt tha như dương liễu
- Chương 226: Trên đường giang hồ Gặp chuyện bất bình
- Chương 227: Lữ quán
- Chương 229: Sắc lệnh
- Chương 230: Nhàm chán là không có người nói chuyện
- Chương 231: Phật nhìn một bát nước
- Chương 232: Ta nhìn một ngọn núi
- Chương 233: Thêm đất
- Chương 234: Giống như thần tiên
- Chương 235: Không đáng
- Chương 236: Đạo lý nằm trong vỏ kiếm
- Chương 237: Hắn có lá xuân sấm hạ gió thu tuyết đông
- Chương 238: Bên trong có một thế giới khác
- Chương 239: Phôi kiếm trong lòng bàn tay
- Chương 240: Gác đêm
- Chương 241: Đám người già trong năm mới
- Chương 242: Quy củ lớn và chuyện vặt vãnh
- Chương 243: Bên ngoài lầu Mãnh Tự bàn luận đôi ba chuyện về kiếm
- Chương 244: Ta là một kiếm khách
- Chương 245: Buôn bán cũng là tu hành
- Chương 246: Hạ bút như có thần
- Chương 247: Cùng họ không cùng mệnh
- Chương 248: Hàng Yêu và Trừ Ma
- Chương 249: Lầu Trấn Kiếm
- Chương 250: Võ phu chúng ta
- Chương 251: Trần Bình An đã uống rượu
- Chương 252: Thiếu niên muốn đi xa
- Chương 253: Chim sẻ đi rồi trở lại
- Chương 254: Nút thắt của ván cờ chết
- Chương 255: Nếu lòng thanh thản không vướng bận
- Chương 256: Là cảnh êm đềm chốn nhân gian
- Chương 257: Thiếu niên nghiện rượu
- Chương 258: Cố nhân đến tặng kiếm
- Chương 259: Đeo kiếm qua bờ nam
- Chương 260: Trăng tròn trăng khuyết (phần 1)
- Chương 261: Trăng tròn trăng khuyết (phần 2)
- Chương 262: Trên trời rơi xuống một... Người
- Chương 263: Đi đây
- Chương 264: Cũng là kiếm gỗ
- Chương 265: Sông núi tương phùng cũng trùng phùng
- Chương 266: Trời đất tác thành
- Chương 267: Đạo cao một thước
- Chương 268: Khao khát
- Chương 269: Lên đường trong đêm mưa gió
- Chương 270: Vẽ lông mày
- Chương 271: Ra tay
- Chương 272: Kiếm tiên
- Chương 273: Tiên sư đến
- Chương 274: Đạo sĩ ngâm thơ
- Chương 275: Sơn Thủy ấn
- Chương 276: Xem náo nhiệt
- Chương 277: Có những cuộc chia ly là để gặp lại
- Chương 278: Rận chiến trên đường nhỏ
- Chương 279: Tài tử giai nhân
- Chương 280: Đường đêm
- Chương 281: Hộp có hai kiếm, Hàng Yêu Trừ Ma
- Chương 282: Xuất kiếm
- Chương 283: Mùng Một Mười Lăm, theo ta trừ ma
- Chương 284: Đổ xô kéo đến
- Chương 285: Hàng phục
- Chương 286: Mây đen che thành
- Chương 287: Lại gặp thành hoàng gia
- Chương 288: Tháng tháng bình an
- Chương 289: Bụi bặm đã rơi
- Chương 290: Đêm ở chùa cổ có yêu khí
- Chương 291: Cố hương hoa cúc vàng
- Chương 292: Núi cao còn có núi cao hơn
- Chương 293: Tiểu thử qua đi, gió xuân vẫn còn
- Chương 294: Gió xuân tiễn người ngàn vạn dặm
- Chương 295: Xem thác nước
- Chương 296: Bồ Tát đất cũng biết tức giận
- Chương 297: Uống rượu kiếm tiên để khoe khoang
- Chương 298: Dưới trăng đánh thác, cầu vồng vắt ngang
- Chương 299: Trước thiên quân vạn mã, ta uống một hớp rượu (phần 1)
- Chương 300: Trước thiên quân vạn mã, ta uống một hớp rượu (phần 2)
- Chương 301: Đại Ly Trần Bình An ở đây
- Chương 302: Giữa rừng xào xạc, mưa gió mịt mù
- Chương 303: Một mớ hỗn loạn, đã thấy quân tử
- Chương 304: Từ biệt ở đây, núi cao sông dài
- Chương 305: Thần tiên mua bán, sau này gặp lại
- Chương 306: Muôn hoa khoe sắc nở rộ khắp nơi
- Chương 307: Từ mũi bắc tới mũi nam
- Chương 308: Thành Lão Long
- Chương 309: Bồ Tát đất đạp kiếm qua sông
- Chương 310: Có người đưa kiếm có người chờ
- Chương 311: Chân thành động lòng người cũng tổn thương người (phần 1)
- Chương 312: Chân thành động lòng người cũng tổn thương người (phần 2)
- Chương 313: Người truyền đạo truyền đạo
- Chương 314: Cùng là thiếu niên
- Chương 315: Trên đỉnh đảo Quế Hoa
- Chương 316: Trên đỉnh dãy núi có võ thần
- Chương 317: Luyện quyền một triệu lần
- Chương 318: Trăng sáng mọc trên biển
- Chương 319: Có kiếm từ biển mây tới
- Chương 320: Một chiếc thuyền nhỏ, thiếu niên tiêu sái
- Chương 321: Một lá bùa
- Chương 322: Trên đại đạo
- Chương 323: Đại sư huynh họ Tả
- Chương 324: Đao chính nghĩa đành nén trong lòng
- Chương 325: Đến gần núi Đảo Huyền
- Chương 326: Nhân gian mọi chuyện nhỏ như lông
- Chương 327: Ta có chuyện nhỏ lớn như cái đấu
- Chương 328: Đã lâu không gặp, Ninh cô nương
- Chương 329: Ninh cô nương, xin lỗi
- Chương 330: Trần Bình An, ngươi nghe ta nói
- Chương 331: Đời người ngắn ngủi kiếm khí dài
- Chương 332: Kiếm Khí trường thành Trần gặp Trần
- Chương 333: Có những cuộc trùng phùng là rất tốt
- Chương 334: Giữa người mạnh nhất
- Chương 335: Trên đầu thành hai người cảnh giới thứ tư chiến đấu ba lần
- Chương 336: Võ không thứ hai, quyền cao ngoài trời
- Chương 337: Giơ tay giết kiếm tiên
- Chương 338: Ly biệt mà thôi
- Chương 339: Hồn nhiên
- Chương 340: Tâm hồn thuần khiết
- Chương 341: Hương khói lượn lờ
- Chương 342: Cô nương xin tự trọng
- Chương 343: Một hộp phấn son
- Chương 344: Đối diện nhìn người, tự mình thấu hiểu
- Chương 345: Đi lên phía bắc
- Chương 346: Đối địch
- Chương 347: Ngàn dặm tặng đầu người
- Chương 348: Xuống mồ Mới an tâm
- Chương 349: Trên núi dưới núi
- Chương 350: Ngõ nhỏ đêm mưa
- Chương 351: Chim ưng không bay
- Chương 352: Ngự kiếm
- Chương 353: Nhìn xa
- Chương 354: Từ biệt
- Chương 355: Xuất quyền
- Chương 356: Quyền không dừng lại
- Chương 357: Nhân gian nhàm chán, không bằng đừng đến
- Chương 358: Giang hồ Hiểm ác
- Chương 359: Thương tâm
- Chương 360: Chia tay
- Chương 361: Nhân gian nhiều bất bình
- Chương 362: Cúi đầu xem giếng, ngẩng đầu nhìn trời
- Chương 363: Nhìn xa xem gần
- Chương 364: Lão tăng không thích nói Phật pháp
- Chương 365: Trong mắt dưới chân
- Chương 366: Nguy hiểm khắp nơi
- Chương 367: Cục diện vây giết
- Chương 368: Ám sát
- Chương 369: Người giỏi còn có người giỏi hơn
- Chương 370: Biến cố
- Chương 371: Ngự kiếm
- Chương 372: Đi nhầm vào sâu trong Ngẫu Hoa
- Chương 373: Người khác tranh đò ta phá cảnh
- Chương 374: Đại chiến chỉ mới bắt đầu
- Chương 375: Người khác vô địch thì làm thế nào
- Chương 376: Xuất kiếm mà thôi
- Chương 377: Thế nào là vô địch thiên hạ
- Chương 378: Lão đạo nhân bên miệng giếng
- Chương 379: Đều là đỉnh cao, lại thiếu một núi
- Chương 380: Áo trắng vào thành, không dám gõ cửaÁo trắng vào thành, không dám gõ cửa
- Chương 381: Nhân gian đèn đóm như sao
- Chương 382: Thì ra là vậy
- Chương 383: Ta thấy núi xanh đẹp vô cùng
- Chương 384: Trong ngõ nhỏ
- Chương 385: Ném ra khỏi Quan đạo quán
- Chương 386: Người trong tranh
- Chương 387: Tranh giành sông núi
- Chương 388: Qua núi qua nước, gặp Diêu mà dừng
- Chương 389: Lá hòe họ Diêu
- Chương 390: Vô tình gặp gỡ
- Chương 391: Trong vỏ ốc có đạo trường
- Chương 392: Nhân gian đường hẹp chén rượu rộng
- Chương 393: Triều đình và dân gian đối mặt
- Chương 394: Luôn có lúc đạo lý vô dụng
- Chương 395: Nắm tay quá cứng, phạt rượu uống ngon
- Chương 396: Trấn Hồ Nhi
- Chương 397: Người lạ mộng lạ
- Chương 398: Hạ bút hữu thần
- Chương 399: Cầu vàng trên sông
- Chương 400: Ban đêm dạo chơi miếu thủy thần
- Chương 401: Xin tuân pháp chỉ
- Chương 402: Thánh nhân giá lâm phủ Bích Du
- Chương 403: Quân tử sáu bùa, vạch quỷ trấn kiếm
- Chương 404: Phu tử nói thứ tự, thủy thần kết kim đan
- Chương 405: Thật là tiên sinh
- Chương 406: Cảm thấy hơi nhớ cô rồi
- Chương 407: Sông Mai phong chính, võ miếu mượn đao, vượn trắng đeo kiếm
- Chương 408: Vượn trắng kéo đao, quân tử nhất ngôn
- Chương 409: Sang năm mười một
- Chương 410: Ngọc bài tổ sư đường, trên đầu ánh trăng sáng
- Chương 411: Năm ngàn giáp sĩ vây núi
- Chương 412: Gió tanh mưa máu trên núi
- Chương 413: Núi Thái Bình không thái bình
- Chương 414: Đạo tranh từng li, lưỡng lự không đi
- Chương 415: Mưa tạnh
- Chương 416: Qua cầu lên núi
- Chương 417: Nói rằng nhớ Trần Bình An
- Chương 418: Đến thành Lão Long
- Chương 419: Hóa ra cũng không thái bình
- Chương 420: Hi vọng trên vai người khác
- Chương 421: Ai có thể cho ta mượn một kiếm
- Chương 422: Cục diện không thể phá giải (phần 1)
- Chương 423: Cục diện không thể phá giải (phần 2)
- Chương 424: Đạo lý nghe hay không nghe, kiếm ở đây
- Chương 425: Kiếm linh đi hướng bắc, Tả Hữu đi hướng nam
- Chương 426: Lý Nhị đi xa nhà, Tả Hữu không làm khó (phần 1)
- Chương 427: Lý Nhị đi xa nhà, Tả Hữu không làm khó (phần 2)
- Chương 428: Nhân gian cực khổ không nói hết (phần 1)
- Chương 429: Nhân gian cực khổ không nói hết (phần 2)
- Chương 430: Hợp tan (phần 1)
- Chương 431: Hợp tan (phần 2)
- Chương 432: Năm mới không khí mới
- Chương 433: Tháng giêng
- Chương 434: Kiếm Tiên phía sau
- Chương 435: Đi xa tới đông nam
- Chương 436: Gặp cố nhân nơi đất khách
- Chương 437: Tu sĩ sông núi đi đường tự do
- Chương 438: Quân tử võ bị
- Chương 439: Ăn chao đậu phụ hò dô
- Chương 440: Nhà sư áo trắng
- Chương 441: Điềm báo (phần 1)
- Chương 442: Điềm báo (phần 2)
- Chương 443: Sau ly biệt lại có trùng phùng
- Chương 444: Võ vận một nước
- Chương 445: Trên bàn cờ
- Chương 446: Ván cờ ráng màu
- Chương 447: Đánh cờ xong, chép sách xong
- Chương 448: Thân xác tiên nhân có quỷ trú ngụ
- Chương 449: Lại một mùa xuân
- Chương 450: Diều bay lên chim phân tán
- Chương 451: Đi lại bốn phương
- Chương 452: Khí phách của phu tử
- Chương 453: Đạo sĩ pháp đao
- Chương 454: Quân tử cứu và không cứu
- Chương 455: Giông tố sắp đến bùa đầy lầu
- Chương 456: Linh quang chợt hiện núi dần xanh
- Chương 457: Nước xuống đá lộ tiền chất đống
- Chương 458: Một chén canh gà không biết
- Chương 459: Giỏ trúc múc nước vớt trăng sáng
- Chương 460: Đất khách gặp đồng hương
- Chương 461: Chuyện không sợ nhất trên đời
- Chương 463: Đi về phía bắc
- Chương 464: Tiểu sư thúc và tiểu cô nương
- Chương 465: Tại thư viện
- Chương 466: Thăm viếng
- Chương 467: Trong lòng hướng tới
- Chương 468: Đấu pháp trên đỉnh núi
- Chương 469: Trong sách ngoài sách
- Chương 470: Người đến không thiện
- Chương 471: Kiếm thuật
- Chương 472: Có một số chuyện không cần biết
- Chương 473: Có một số chuyện cần phải biết
- Chương 474: Ta muốn suy nghĩ thêm một chút
- Chương 475: Rời thành và lên núi
- Chương 476: Luyện chế
- Chương 477: Những vui buồn ly hợp đong đưa trong lòng
- Chương 478: Đắc ý nhất nhân gian
- Chương 479: Nhân sinh nếu như không vui vẻ
- Chương 480: Những buồn vui mừng giận khi vào thu
- Chương 481: Mấy thế giới và mấy người
- Chương 482: Kiếm tiên trên hồ, hoa nở trên ruộng
- Chương 485: Giang hồ đêm mưa
- Chương 486: Nhân gian đi chậm
- Chương 487: Ngự kiếm mà đi giữa biển mây
- Chương 488: Thăm lại chốn xưa, Tú Thủy Cao Phong
- Chương 489: Xuôi nam
- Chương 490: Vì đời không như truyện cổ tích
- Chương 491: Thu thú thì phân
- Chương 492: Có chút gặp lại là xấu nhất
- Chương 493: Trên bàn lại có một chén cơm
- Chương 495: Mà lại đem trên sách đạo lý buông phóng 1 lần
- Chương 496: Quyền kiếm đều có thể thả, nhìn một cái tuyến
- Chương 497: Cô gái mặc áo xanh ăn bánh ngọt
- Chương 498: Tên trong truyện
- Chương 499: Thẳng thắn phát biểu suy nghĩ trong lòng, biết một chút
- Chương 504: Chim bay tuyệt tích trong hầm băng
- Chương 505: Nhân tâm quan ải hoàn hoàn khấu mình
- Chương 506: Gió mát no bụng
- Chương 508: Than đốt lò lửa lòng người lạnh
- Chương 511: Thúc ngựa lên đồi
- Chương 512: Kiếm của tiên sinh ở đâu
- Chương 513: Chờ một chút xem
- Chương 514: Qua cầu
- Chương 515: Một ngựa xuôi nam
- Chương 516: Ta an lòng chợp mắt
- Chương 517: Trăng sáng nhô lên cao
- Chương 520: Hẻm nhỏ tổ trạch một chiếc đèn
- Chương 521: Vào núi lên lầu thấy cố nhân
- Chương 522: Đều tại có rượu giang hồ
- Chương 523: Nước lửa chi tranh nhường đường
- Chương 524: Không làm cái kia thiện tài đồng tử
- Chương 525: Đường nhỏ lại có mưa
- Chương 526: Mười năm ước hẹn đã quá nửa
- Chương 527: Ra quyền không cũng không có gì khác biệt
- Chương 529: Thu võ vận ăn hạt châu
- Chương 530: Chim bay một tiếng như khuyên khách
- Chương 531: Ngự kiếm đi hướng tổ sư đường
- Chương 532: Người trên trời kiếm khí như cầu vồng
- Chương 533: Chưa thấy qua bán tiên binh?
- Chương 535: Việc nhỏ về vỏ kiếm trúc
- Chương 536: Bỏ vào hồ lô tẩy kiếm đi
- Chương 537: Giang hồ còn có Trần Bình An
- Chương 538: Thủy đổ bất như sơ
- Chương 539: Giang thanh nguyệt cận nhân
- Chương 540: Trong lòng người phải có nhật nguyệt
- Chương 541: Tiếng gà gô (đa đa) trong núi
- Chương 542: Từ xưa người uống giỏi khó say nhất
- Chương 543: Tiên sinh học sinh, sư phụ đệ tử
- Chương 544: Núi này nhiều ánh trăng nhất thiên hạ
- Chương 545: Cái khác Chu Liễm
- Chương 546: Đã lâu không gặp
- Chương 547: Bắc Câu Lô Châu không kỳ quái
- Chương 548: Người cũ, chuyện cũ
- Chương 549: Không hổ là người từng trải
- Chương 550: Trong tranh
- Chương 551: Duyên đến tình căn thâm chủng
- Chương 552: Đi Kinh Quan thành
- Chương 553: Phu Nị thành ra oai phủ đầu
- Chương 554: Ra quyền cùng kiếm
- Chương 555: Tây Sơn lão hồ loạn gả nữ
- Chương 561: Thiên địa không câu thúc
- Chương 562: Ngọn nguồn nước chảy vào nội tâm
- Chương 563: Có chút gặp gỡ
- Chương 566: Không nghe đạo lý là tốt nhất
- Chương 568: Ngày 2/2
- Chương 569: Các vị cứ việc lấy kiếm
- Chương 572: Nhân gian đèn đuốc sáng trưng
- Chương 573: Tiền bối ta nhường ngươi 3 quyền
- Chương 574: Mài kiếm
- Chương 575: Xuất kiếm hay không
- Chương 577: Tiên sinh Bao Phục trai, học sinh tạo gốm sứ người
- Chương 578: Cân nhắc
- Chương 579: Sơn thủy xa xôi
- Chương 581: Thế sự như cờ, ván nào cũng mới
- Chương 582: Đáp án ngay tại trên trúc xanh
- Chương 583: Ngưỡng mộ đã lâu
- Chương 584: Giang hồ uống rượu đắc ý nhất
- Chương 586: Gặp lục địa giao long bên bờ sông lớn
- Chương 587: Trần Bình An cùng Tề Cảnh Long đạo lý
- Chương 589: Phục bút cầm lên tức là sát cơ
- Chương 591: Hiện tại và tương lai của Bảo Bình châu
- Chương 592: Núi Lạc Phách của cải
- Chương 594: Sơn Điên cảnh nắm đấm có chút nặng
- Chương 595: Mười cảnh võ phu ra quyền phong thái
- Chương 596: Tên kia dám đến Chính Dương sơn không
- Chương 600: Trên con đường tu hành
- Chương 601: Cách xa quê hương
- Chương 604: Được bảo
- Chương 608: Vì sao giận mà không dám nói gì
- Chương 609: Kiếm khách hành sự
- Chương 611: Có việc làm như thế nào
- Chương 614: Chân nhân vừa đến liền phá quan
- Chương 615: Không chỉ có cùng người khác cáo biệt
- Chương 618: Thầy trò luyện quyền đều đáng thương
- Chương 619: Thứ gì động lòng người nhất trên núi
- Chương 620: Một bầu rượu một bàn đồ ăn
- Chương 621: Trong cái này có chân ý
- Chương 623: Thần chung mộ cổ không cái kia khói bếp
- Chương 624: Cả hai phá cảnh
- Chương 625: Nam quy bắc du
- Chương 626: Chợt như khách đi xa
- Chương 627: Tiên sinh học sinh giữa sơn thủy
- Chương 628: Về quê
- Chương 629: Không tiếng động
- Chương 630: Cái gì gọi là thong dong
- Chương 631: Núi Lạc Phách tổ sư đường
- Chương 632: Sơn chủ lại muốn đi xa
- Chương 633: Tiểu sư thúc ung dung nhất
- Chương 634: Hạo Nhiên thiên hạ Trần Bình An tới tìm người
- Chương 635: Người trong lòng
- Chương 636: Liền hắn Trần Bình An làm phiền người ta nhất
- Chương 637: Ra khỏi nhà phải đánh vài trận
- Chương 639: Quyền và kiếm ta đều có
- Chương 640: Kiếm tiên xem chiến sao mà nhiều quá
- Chương 641: Văn thánh một mạch sư huynh đệ
- Chương 642: Người giảng đạo lý nhất đã đến
- Chương 643: Lão tú tài ngồi ở giữa
- Chương 645: Chỉ có người uống lưu lại kỳ danh
- Chương 646: Còn không qua đây chịu đòn
- Chương 647: Ngươi tới làm sư huynh
- Chương 648: Xin mời cùng ta, Trần Bình An, uống rượu
- Chương 649: Uống cạn nhân gian bẩn sự tình
- Chương 650: Trần Thanh Đô ngươi cút xa một chút cho ta
- Chương 651: Thiên hạ kiếm thuật đến từ trên trời
- Chương 652: Đứa bé ở trong góc kia
- Chương 653: Đến mưa cũng không biết xuân sắp đi
- Chương 654: Ninh Diêu xuất kiếm sẽ như thế nào
- Chương 655: Cảnh giới đối với ta không có ý nghĩa
- Chương 656: Có bằng hữu từ phương xa tới
- Chương 657: Già trẻ núi Lạc Phách
- Chương 658: Kiếm Khí Trường Thành đỉnh cao mười kiếm tiên
- Chương 659: Có người muốn hỏi quyền Trần Bình An
- Chương 660: Hỏi quyền lúc trước liền hiểm trở
- Chương 661: Một quyền là gục Nhị chưởng quỹ
- Chương 662: Hành thái trong bát mì dương xuân
- Chương 663: Học sinh đệ tử đi gặp tiên sinh sư phụ
- Chương 664: Bùi Tiễn túi tiền nhỏ
- Chương 665: Tuổi còn trẻ Nhị chưởng quỹ
- Chương 666: Người đánh nhau là sư phụ ta
- Chương 667: Cùng ai hỏi quyền, hướng ai hỏi kiếm
- Chương 668: Thế gian người người tâm ngồi một mình
- Chương 669: Mở miệng liền làm sư tử kêu
- Chương 670: Đại sư bá xuất kiếm, tiểu sư huynh đánh cờ
- Chương 672: Chỉ sợ là một giấc mơ lớn
- Chương 673: Tả Hữu dạy kiếm thuật
- Chương 674: Gió nổi lên
- Chương 675: Địch đã tới, kiếm tiên tại
- Chương 676: Thập tứ vương tọa, Ta long sĩ đầu
- Chương 677: Vì sao nói nhiều
- Chương 678: Ly Chân chết thật rồi
- Chương 679: Ánh trăng tẩy kiếm vi chước tặc
- Chương 680: Ai có thể xứng với Ninh Diêu (Trữ Diêu)
- Chương 681: Ngày mùa hè chói chang, gió tuyết đường xa
- Chương 682: Không có ta Lưu Tiện Dương liền không được
- Chương 683: Mọi người đều là người đọc sách
- Chương 684: Học kiếm
- Chương 685: Giằng co
- Chương 687: Kiếm tu
- Chương 688: Làm phản
- Chương 689: Bổ nhiệm ẩn quan mới
- Chương 690: Tính sổ cả tòa thiên hạ
- Chương 691: Vạn nhất
- Chương 692: Khắp nơi sát cơ
- Chương 693: Ám sát Ẩn quan
- Chương 695: Hỏi kiếm lẫn nhau
- Chương 696: Ngồi xuống chủ vị người trẻ tuổi kia
- Chương 697: Dời núi lấp biển
- Chương 698: Năng nhặt chặt bị
- Chương 699: Nhiều ít cá nhỏ trong màn nước
- Chương 700: Người đi xa đều là bồ công anh
- Chương 702: Một người thì thào, cả dãy núi vang tiếng vọng
- Chương 703: Nguyện xin người nghiêng mình kéo trời đứng lên
- Chương 706: Chờ một người
- Chương 707: Xuống đầu tường
- Chương 708: Lấy Kim Đan
- Chương 709: Khai trận
- Chương 710: Không có kiếm có thể xuất
- Chương 711: Tùy tiện phá cảnh
- Chương 712: Người trong đồng đạo
- Chương 713: Kiếm tu quê hương ở đâu
- Chương 715: Đứng ở giữa trăng sáng
- Chương 716: Ai có thể làm cho thiên hạ đánh trước
- Chương 717: Tuổi trẻ Chu Liễm
- Chương 718: Chỗ cao không người
- Chương 719: Trường tư bên kia
- Chương 720: Thêm một bát mì dương xuân nữa
- Chương 721: Lật một cái lão hoàng lịch
- Chương 722: Vũ phu ở trung tâm
- Chương 723: Chim tước trong lồng
- Chương 724: Vây giết một người và một người vây giết
- Chương 725: Đi rồi còn trở lại
- Chương 726: Say rượu
- Chương 727: Hai vị kiếm khách
- Chương 728: Không phải người trong sách
- Chương 729: Đầu vai và trong lòng
- Chương 730: Cây trâm
- Chương 731: Được ba trong bốn
- Chương 732: Hôm nay ngày mai ngày kia
- Chương 733: Bị thiên hạ áp thắng
- Chương 734: Trời lạnh thêm quần áo
- Chương 735: Nhân sinh mộng nối tiếp mộng
- Chương 736: Thêu thùa
- Chương 737: Hảo hảo chịu đựng
- Chương 738: Thừa nhận tên thật
- Chương 739: Rốt cuộc Viễn Du cảnh
- Chương 740: Thử nhìn xem
- Chương 741: Vật thứ năm
- Chương 742: Nhân gian đều là khách đi xa
- Chương 743: Giải khế
- Chương 745: Một đường phía trên
- Chương 746: Nơi nào không hỏi kiếm
- Chương 749: Một ít điển cố
- Chương 750: Trên núi Lạc Phách có kiếm tiên
- Chương 756: Nhân gian lại có Kim Đan khách
- Chương 758: Hàng năm bình an
- Chương 760: Vậy mà
- Chương 764: Trong gió tuyết
- Chương 765: Mấy tòa thiên hạ thứ mười một
- Chương 766: Lại đến ngày 5-5
- Chương 768: Bùi tiễn lại phá cảnh
- Chương 769: Lúc tuyết tan
- Chương 770: Mười bốn cảnh
- Chương 773: Mây trắng đưa Lưu Thập Lục về núi
- Chương 774: Chỉ đuổi rồng rắn không đuổi muỗi
- Chương 775: Câu đố
- Chương 777: Trần Thập Nhất
- Chương 779: Không phải kiếm khách tâm nan khế
- Chương 781: Tả Hữu rốt cuộc không khó xử
- Chương 787: Một châu chỉ thấy lợi trước mắt
- Chương 788: Chém xong lại chém, mình ta đắc ý
- Chương 789: Bạch Dã thật kiếm tiên, kiếm linh thì đ*o phải
- Chương 790: Chân nào vô địch
- Chương 792: Hoa mận quá trắng mũ đầu hổ
- Chương 794: Vạn sự sẵn sàng chỉ thiếu gió tuyết
- Chương 795: Ngửa mặt lên trời cười to, cha thì còn có gì mà nói nữa
- Chương 796: Vấn kiếm cao vị
- Chương 797: Người cầm kiếm
- Chương 799: Bày trận phía trước
- Chương 800: Hỏi ta gió xuân
- Chương 801: Đã 3 bản mệnh chữ lại còn 14 cảnh
- Chương 802: Chuyển ích đa sư là sư phụ của ta
- Chương 803: Xuân phong đắc ý
- Chương 804: Thư
- Chương 806: Gõ mõ cầm canh tuần tra ban đêm
- Chương 808: Sơn thủy điên đảo gió tuyết đêm
- Chương 809: Muốn chuyển núi
- Chương 810: Người về đêm
- Chương 811: Đêm đốt nến đi quẩy
- Chương 814: Vạn năm đỉnh núi mười một người
- Chương 820: Kiếm tu như mây
- Chương 821: Bạn cũ ngồi đầy bàn
- Chương 830: Lật không nổi lão hoàng lịch
- Chương 831: Núi Lạc Phách kính hoa thủy nguyệt
- Chương 833: Tính toán
- Chương 834: Dạ hàng thuyền
- Chương 835: Giang hồ sau khi từ biệt
- Chương 836: Trượng kiếm phi thăng
- Chương 839: Gặp một lần mười bốn cảnh
- Chương 840: Núi Lạc Phách đạo đãi khách
- Chương 842: Trong lúc nói cười
- Chương 843: Kiếm chém mười bốn
- Chương 845: Tề tụ
- Chương 848: Nghị sự
- Chương 852: Hỏi kiếm đi
- Chương 853: Người cầm kiếm
- Chương 854: Chuẩn bị chiến tranh
- Chương 856: Tiên Nhân thuật pháp
- Chương 858: Rõ ràng
- Chương 860: Không Hạo Nhiên
- Chương 861: Quả nhiên
- Chương 862: Một kiếm phá vạn pháp
- Chương 863: Lên cao nhìn xa
- Chương 864: Dắt chỉ đỏ
- Chương 865: Vì sao hỏi quyền
- Chương 866: Gặp một lão tiên sinh
- Chương 867: Trước hạ một thành
- Chương 869: Áo trắng cùng áo xanh
- Chương 871: Người gỗ nói tiếng câm điếc
- Chương 872: Tiếng lòng
- Chương 873: Bước chân
- Chương 874: Dạy quyền
- Chương 876: Lên núi
- Chương 877: Ẩm giả
- Chương 878: Xứng đôi
- Chương 881: Khắc chu cầu kiếm
- Chương 885: Lạc Phách Sơn xem lễ Chính Dương Sơn
- Chương 886: Thiêu núi
- Chương 887: Ngươi thử nhìn một chút
- Chương 888: Thần nhân tại trời, kiếm quang rơi thẳng
- Chương 889: Thái thượng tông chủ
- Chương 890: Bổn mạng gốm sứ
- Chương 891: Dạ du kinh thành
- Chương 892: Tự do tự tại
- Chương 893: Hành lang người cũ chuyện xưa
- Chương 895: Văn thánh mời ngươi ngồi xuống
- Chương 897: Coi như kéo túm hư thuyền
- Chương 898: Đến rồi
- Chương 899: Mười bốn
- Chương 900: Hỏa thần cầu hỏa
- Chương 901: Một cái khác
- Chương 902: Hỗ vi khổ thủ
- Chương 903: Trò giỏi hơn thầy
- Chương 905: Tân kiếm tu
- Chương 906: Ai vây giết ai
- Chương 907: Cùng chém Man Hoang
- Chương 909: Quan tử vô địch
- Chương 910: Hai người kề vai sát cánh
- Chương 911: Long xà khởi lục
- Chương 912: Đạo hữu ngươi tìm ai
- Chương 914: Trần thập nhất
- Chương 915: Ngõ Nê Bình
- Chương 916: Đại khái
- Chương 917: Đoán sai đáp án
- Chương 918: Một con chim trong lồng
- Chương 919: Quan sát
- Chương 920: Hai ba sự tình
- Chương 921: Phá thành
- Chương 922: Nhổ sông
- Chương 924: Người cầm kiếm chân chính
- Chương 925: Khai sơn
- Chương 926: Hậu thủ
- Chương 929: Nhắc lại
- Chương 930: Trong núi chỗ nào có
- Chương 932: Đánh nhau
- Chương 933: Thứ tự hoa nở
- Chương 934: Đáng tiếc
- Chương 936: Thiên hạ địa thượng
- Chương 937: Khắc chữ
- Chương 938: Chuẩn bị ở sau đối với chuẩn bị ở sau
- Chương 939: Ngã cảnh
- Chương 941: Ngã cảnh bên ngoài
- Chương 942: Mười bốn lượng bạc
- Chương 943: Đụng đến ta tiếng lòng người
- Chương 944: Tọa ẩn
- Chương 945: Ánh mắt
Bạn cần đăng nhập để bình luận