Khi mẹ tôi đang yên tâm nghỉ ngơi tại nhà, Mã Phi Phi cũng chẳng rảnh rỗi gì.
Bà ta nhất quyết đòi phần “di sản” thuộc về Hứa Nghiêm.
Chúng tôi không cho vào nhà, bà ta ngồi chầu chực dưới tầng.
Mẹ tôi cau mày:
“Chẳng phải bà nói đợi tòa gửi giấy triệu tập sao? Đâu rồi?”
Mã Phi Phi câm nín.
Chắc chắn bà ta đã hỏi ý luật sư và biết rằng cái xét nghiệm ADN kia chẳng có hiệu lực pháp lý gì cả.
Còn khoản tiền bồi thường càng không liên quan đến mẹ con bà ta.
Tôi phụ họa:
“Đúng rồi đó, giấy triệu tập đâu? Cháu chưa từng ra tòa lần nào, dì kiện mau đi cho cháu mở rộng tầm mắt!”
Mã Phi Phi bỗng lau nước mắt:
“Chị Hòa, chuyện trước đây là lỗi của tôi, chị làm ơn thương hại mẹ con tôi một chút đi…”
Giờ lại diễn tuồng gì đây?
Bà ta ngồi bệt xuống đất:
“Hồi đó tôi cũng bị lừa! Ông Hứa lừa tôi có thai, tôi biết làm sao giờ?”
Tôi buột miệng:
“Dì có thể phá thai mà?”
Bà ta phớt lờ tôi, tiếp tục khóc lóc:
“Chị Hòa, bao nhiêu năm qua ông Hứa không cho tôi đồng nào! Một mình tôi nuôi lớn Nghiêm Nghiêm, tôi cực khổ biết chừng nào!”
Tôi nhướng mày:
“Không cho đồng nào mà vẫn làm tiểu tam, nuôi con riêng cho ông ta, đúng là nữ chiến thần của tình yêu!”
Tôi phá đám màn khóc lóc, bà ta trừng mắt nhìn tôi đầy ác ý.
Tôi cũng không nhường:
“Trừng cái gì? Tôi nói sai à?”
Trước đây, ba tôi chỉ là công nhân bình thường, lương còn thấp hơn mẹ tôi, làm gì có tiền bao gái.
Mẹ tôi là trẻ mồ côi, thiếu thốn tình thương, chỉ vì ông bà nội đối xử tốt nên mới gả cho ba.
Đáng tiếc ông bà mất sớm, còn ba thì lừa dối mẹ bao nhiêu năm.
Nghĩ cho cùng, giá trị lớn nhất của ông ấy là để lại khoản bồi thường khi chết.
Mẹ nói:
“Mã Phi Phi, cô làm tiểu tam mà còn mặt mũi khóc lóc trước mặt tôi à?”
Hàng xóm xung quanh cũng tỏ rõ thái độ:
“Đúng rồi đấy, làm tiểu tam mà đòi lý lẽ.”
“Đồ khốn nạn, lén lút cặp kè sau lưng vợ chính bao nhiêu năm, quá ghê tởm!”
Có người giơ điện thoại quay clip:
“Mọi người nhìn kìa, tiểu tam khóc lóc trước mặt chính thất, còn đòi tiền nữa cơ, thú vị chưa!”
Mã Phi Phi xấu hổ không chịu nổi, bò dậy bỏ chạy.
Nhưng clip rất nhanh lan truyền trên mạng.
Dù gì bà ta cũng nổi tiếng gần đây, ra đường là bị nhận ra.
“Bà chính là tiểu tam kia đúng không?”
Danh tiếng của công ty bà ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cuối cùng sa thải bà ta.
Lúc này, hè kết thúc, mẹ tôi cũng đi làm lại.
Ở trường, ai cũng tránh xa Hứa Nghiêm.
Cậu ta đổ lỗi hết cho mẹ mình, hai mẹ con cãi nhau suốt.
Trước đó cậu ta giả bệnh ở nhà, Mã Phi Phi vì dỗ con và tin chắc sẽ có tiền bồi thường, nên không tiếc chuyển tiền mua đồ chơi game cho cậu ta.
Toàn bộ tiền tiết kiệm đổ vào game.
Đã nghèo lại càng nghèo, sống còn khó.
Họ trách móc nhau suốt, tôi nghe thấy rõ mồn một từ trên tầng.
Ở cùng khu, muốn tránh mặt cũng khó.
Mỗi lần gặp, ánh mắt bà ta nhìn tôi như muốn g.i.ế.c người.
Tôi sợ quá, bảo mẹ liên hệ chủ nhà của bà ta.
Chủ nhà cho hạn một tuần nộp đủ tiền thuê, không thì cút đi.
Nhưng bà ta lấy đâu ra tiền?
Chủ nhà vốn đã ghét từ lâu, dẫn mấy người lực lưỡng đến, ném hết đồ đạc ra ngoài.
Mã Phi Phi sững sờ, ngồi phệt xuống đất, gào khóc:
“Trời ơi sao mà ác thế! Các người thấy mẹ con tôi cô đơn yếu thế nên mới ức h.i.ế.p phải không?!”
Chủ nhà chẳng thèm để tâm, ném xong đồ thì nói một câu:
“Tiểu tam còn giả bộ đáng thương?”
Rồi thay khóa cửa, hiên ngang bỏ đi.
Mã Phi Phi ngồi giữa đống đồ, kêu trời không thấu, gọi đất không nghe.
Người đi qua ai nấy đều ghét bỏ.
Hứa Nghiêm xấu hổ vì bà ta, chẳng biết trốn đi đâu.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/bien-di-do-con-rieng/6.html.]
Bà ta cứ thế nằm khóc ngoài hành lang suốt đêm.
Làm ồn khiến chúng tôi phát khổ.
Đến khi ban quản lý lên đuổi, bà ta đột nhiên bật dậy, hét lên:
“Hòa Thanh! Cứ chờ giấy triệu tập của tòa đi!”
Mẹ: “Hả?”
Tôi nhún vai:
“Chắc tuyệt vọng quá nên muốn liều một phen đấy mà.”
Đáng tiếc, mẹ tôi chưa kịp nhận giấy triệu tập.
Mã Phi Phi đã nhận trước.
Nền tảng DripFund kiện bà ta tội lừa đảo.
Giấy triệu tập được ban quản lý ký nhận, lan truyền rầm rộ trong nhóm cư dân.
Mấy tháng qua, Mã Phi Phi đã làm trò đủ kiểu, cả khu xem mãi cũng chán.
Bà ta bận chạy đôn chạy đáo cầu xin người ta rút đơn.
Còn sống ở đâu à?
May mà thời tiết vẫn chưa lạnh, mỗi tối bà ta nằm ngủ bên đống đồ ngoài hành lang.
Qua nửa tháng.
Có người rỉ tai nhau:
“Bà ta nửa tháng không thay đồ rồi đấy.”
Đi ngang còn ngửi thấy mùi hôi kinh khủng.
Hàng xóm đối diện không chịu nổi, gọi quản lý và chủ nhà đến.
Đống đồ đạc bị vứt hết xuống bụi cây tầng trệt.
Tội nghiệp thật.
Sau đó, bà ta biến mất khỏi khu nhà.
Nghe nói sống nhờ làm việc vặt, thuê một tầng hầm ẩm thấp tối tăm.
DripFund không nhượng bộ, vụ kiện vẫn diễn ra như kế hoạch.
Không có tiền thuê luật sư, bà ta thua kiện thảm hại.
Đã nghèo còn gánh thêm nợ nần.
Cùng lúc đó, Hứa Nghiêm cũng bỏ học lâu rồi.
Một số bạn nam nói thấy cậu ta lang thang khắp các quán net.
Giáo viên khuyên không được, liên hệ Mã Phi Phi cũng vô ích, chỉ biết lắc đầu.
Cuối năm, Mã Phi Phi lại xuất hiện trên mạng.
Bà ta khóc lóc cầu xin trước ống kính, nói con trai bị bạch cầu, mong mọi người quyên góp.
Tôi còn tưởng mình xuyên không.
Dân mạng cũng phản ứng y chang:
“Cái gì nữa đây? Lại nữa à?”
“Bà nghĩ mạng không có trí nhớ à? Chiêu này xài rồi đấy!”
Nhưng rồi người ta phát hiện, lần này có vẻ thật.
Hứa Nghiêm nằm ở Bệnh viện Nhân dân, yếu ớt chẳng còn sức sống.
Người trong ngành tiết lộ, bệnh của cậu ta không còn cứu được.
Chỉ còn chờ chết.
Tôi chợt hiểu “nói linh thành thật” là thế nào.
Đầu xuân năm sau, Hứa Nghiêm chết.
Mã Phi Phi khóc trước mộ con suốt mấy tháng trên mạng.
Dân mạng chán quá, đồng loạt report tài khoản của bà ta.
Từ đó, bà ta sống cô độc một mình.
Vì “thành tích vẻ vang”, bà ta không thể tìm được công việc tử tế.
Việc gì cực khổ cũng phải làm.
Có lần tôi bắt gặp bà ta trên phố.
Già tới mức suýt nữa tôi không nhận ra.
À, suýt quên — trong thời gian này, tôi với mẹ còn làm một việc.
Chúng tôi… rải tro cốt của ba tôi đi.
Rải một chút ở phía đông thành phố, một chút ở phía tây.
Rải ít xuống sông, ít vào bồn cầu.
Một từ thôi: ĐÃ!
— TOÀN VĂN HOÀN —